HBmedia Company

Marketing là gì? 10 Đặc điểm cơ bản về marketing 2022 bạn nên biết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Marketing là gì? Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt và sự trung thành của khách hàng  ngày càng giảm sút.

Chính vì thế, marketing đặc biệt là marketing hiện đại đang là một “vũ khí” vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing. Vậy marketing là gì? Hiểu như nào về nghề marketing.

Định nghĩa Marketing là gì? Marketer là gì?

Theo định nghĩa về marketing của philip kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing được hiểu là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.

Định nghĩa marketing là gì? what is marketing? Marketing là gì philip kotler – Marketing gồm những mảng nào?
Định nghĩa marketing Philip Kotler:
“Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý  tưởng, chúng ta đã làm marketing… Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô… Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời.”
– Philip Kotler
Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được.
Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing doanh nghiệp, hoạch định và bảo hành sản phẩm.

Tham khảo video định nghĩa marketing là gì?

Những điều cần biết về marketing – Tìm hiểu về marketing – Các loại marketing – Nguồn: Tiếp thị chiến lược
Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực Marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách tiềm năng.

Marketing là làm gì? Marketing gồm những mảng nào?

Marketing là làm gì?

Marketing làm gì?

Là hoạch định chiến lược. Điều đầu tiên kể đến chính là bản kế hoạch Marketing( Brand Marketing Plan) được xây dựng nhiều năm. Vạch rõ mục tiêu hoạt động chiến lược của nhãn hàng trong năm đó. Từ đó, các hoạt động mà mọi người thường thấy sẽ được triển khai.

Brand Marketing Plan sẽ được xây dụng dựa trên nền tảng Chiến lược thương hiệu (Brand Vision Plan)- được xây dựng và làm mới, giúp định hương cho mỗi hoạt động, đảm bảo thương hiệu đi hướng và đúng tầm nhìn nhất quán.

Cuối cùng, Brand Marketing Plan và Brand Vision Plan đều được điều phối bởi 2 nền tảng quan trọng và cũng nên được chú ý nhất đó là: Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) và định vị thương hiệu (Brand Positioning).

Đây có thể coi là mô hình khá chuẩn áp dụng được nhiều công ty. Tuy nhiên, tuỳ vào mô hình và quy mô có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nên chú ý rằng Brand Architecture và Brand Positioning cần phải được xây dựng khi thương hiệu vừa được khai sinh. Chỉ được điều chỉnh khi có sự thay đổi lớn về chiến lược phát triển.

Marketing gồm những mảng nào?

Marketing gồm những mảng gì?

Ngày nay, Marketing có rất đa dạng, có nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy Marketing gồm những mảng nào? Marketing gồm 5 mảng chính đó là:

– Mảng brand team

– Mảng research Agency

– Mảng creative agency

– Mảng trade marketing

– Quan hệ công chúng – Public Relations

Những hình thức marketing phổ biến hiện nay

Với Marketing hiện đại như ngày nay sẽ có rất nhiều hình thức Marketing nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng và phức tạp của người tiêu dùng. Vậy cụ thể những hình thức Marketing phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới đây nhé:

Những hình thức marketing phổ biến hiện nay
  1. Inbound Marketing
  2. Outbound Marketing
  3. Digital Marketing
  4. Traditional Marketing (Marketing truyền thống)
  5. Search Engine Marketing (SEM)
  6. Content Marketing (Tiếp thị nội dung)
  7. Video Marketing
  8. Social Media Marketing
  9. Email Marketing
  10. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
  11. Influencer Marketing
  12. Word of Mouth Marketing (Marketing truyền miệng)
  13. Event Marketing (Tiếp thị sự kiện)

Ngoài những loại hình marketing được chia sẻ ở trên thì thuật ngữ Marketing Mix hay còn gọi là 4P marketing cũng được sử dụng để mô tả những hoạt động marketing mà các doanh nghiệp triển khai trong toàn bộ quá trình tiếp thị để đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường.

10 Đặc điểm cơ bản về marketing là gì?

Bên trên bạn đã được tìm hiểu về khái niệm Marketing là gì? theo định nghĩa của philip kotler. Vậy mở rộng ra theo những khía cạnh và góc độ khác thì Marketing được định nghĩa như thế nào? Tổng hợp về marketing với 9 định nghĩa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về về đặc điểm của Marketing.

1. Nhu cầu cơ bản (Needs)

Điểm xuất phát của tư duy chiến lược marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. Người ta cần thức ăn, nước uống, không khí và nơi ở để sống còn. Bên cạnh đó, con người còn có nguyện vọng mạnh mẽ cho sự sáng tạo, giáo dục và các dịch vụ khác.

Nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được. Nhu cầu cấp thiết của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội như sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm cũng như các nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết là những phần cấu thành nguyên thủy của bản tính con người, không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra.

Nếu các nhu cầu cấp thiết không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu các nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thỏa mãn sẽ lựa chọn một trong hai hướng giải quyết: hoặc là bắt tay tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kìm chế nó.

Marketing là gì? Marketing là làm gì? Marketing gồm những gì?- (Ảnh: marketing management)

2. Mong muốn (Wants)

Mong muốn của con người là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó vốn quen thuộc.

Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Con người càng tiếp xúc nhiều hơn với những đối tượng gợi trí tò mò, sự quan tậm và ham muốn. Các nhà sản xuất, về phía mình, luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng và cố gắng thiết lập mối liên hệ thích ứng giữa những sản phẩm của họ với nhu cầu cấp thiết của con người.

3. Nhu cầu (Demands)

Nhu cầu của con người là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Các mong muốn sẽ trở thành nhu cầu khi được đảm bảo bởi sức mua.

Con người không bị giới hạn bởi mong muốn mà bị giới hạn bởi khả năng thỏa mãn ước muốn. Rất nhiều người cùng mong muốn một sản phẩm, nhưng chỉ số ít là thỏa mãn được nhờ khả năng thanh toán của họ. Do vậy, trong hoạt động marketing, các doanh nghiệp phải đo lường được không chỉ bao nhiêu người mua sản phẩm của mình, mà quan trọng hơn là bao nhiêu người có khả năng và thuận lòng mua chúng.

Trong quá trình thực thi marketing như một chức năng kinh doanh, những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu tồn tại một cách khách quan.

Người làm marketing cùng với các yếu tố khác trong xã hội tác động đến những mong muốn, nhu cầu bằng cách tạo ra những sản phẩm thích hợp, dễ tìm, hấp dẫn và hợp túi tiền cho những khách hàng mục tiêu của họ. Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm marketing càng thành công bấy nhiêu.

4. Sản phẩm (Product)

Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu của con người gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm.

Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người.

Thông thường thì từ “sản phẩm” gợi trong trí óc chúng ta một vật thể vật chất như là một cái ô tô, một cái ti vi hay một đồ uống,… Và vì thế, chúng ta thường dùng từ “sản phẩm” và  “dịch vụ” để  phân biệt các vật thể vật chất và cái không sờ mó hay chạm tới được. Nhưng thật ra, suy cho cùng, tầm quan trọng của các sản phẩm vật chất không nằm nhiều ở chỗ chúng ta có nó mà là ở chỗ chúng ta dùng nó để thỏa mãn mong muốn của chúng ta. Nói cách khác, người ta không mua một sản phẩm, họ mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại. Chẳng hạn, người ta không mua một xe máy để ngắm nó mà để nó cung cấp một dịch vụ đi lại. Một hộp trang điểm được mua không phải để chiêm ngưỡng mà là để nó cung cấp một dịch vụ làm cho người ta đẹp hơn. Người phụ nữ không mua một lọ nước hoa, chị ta mua “một niềm hy vọng”,… Vì thế những sản phẩm vật chất thực sự là những công cụ để cung cấp dịch vụ tạo nên sự thỏa mãn hay lợi ích cho chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta là những phương tiện chuyển tải lợi ích.

Định nghĩa marketing là gì? Marketing trực tiếp là gì? (Ảnh: yourstory)

Khái niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm cả các hoạt động, vị trí, nơi chốn, các tổ chức và ý tưởng. Vì vậy, đôi khi người ta dùng thuật ngữ khác để chỉ sản phẩm như vật làm thỏa mãn (satisfier), nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer).

Sẽ là sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm mà ít quan tâm đến những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại. Nếu như thế, họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết một nhu cầu. Vì vậy, người bán phải ý thức được rằng công việc của họ là bán những lợi ích hay dịch vụ chứa đựng trong những sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng chứ không phải bán những đặc tính vật chất của sản phẩm.

Khái niệm về sản phẩm và mong muốn dẫn chúng ta đến khái niệm khả năng thỏa mãn của sản phẩm. Chúng ta có thể diễn đạt một sản phẩm đặc trưng nào đó và một mong muốn nào đó thành các vòng tròn và diễn tả khả năng thỏa mãn ước muốn của sản phẩm bằng mức độ mà nó che phủ vòng tròn ước muốn.

Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn càng nhiều càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Như vậy, có thể kết luận rằng, nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách hàng mà họ muốn bán và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn được càng nhiều càng tốt các mong muốn của những nhóm này.

5. Lợi ích (Benefit)

Thông thường, mỗi người mua đều có một khoản thu nhập giới hạn,một trình độ hiểu biết nhất định về sản phẩm và kinh nghiệm mua hàng. Trong những điều kiện như vậy, người mua sẽ phải quyết định chọn mua những sản phẩm nào, của ai, với số lượng bao nhiêu nhằm tối đa hóa sự thỏa mãn hay tổng lợi ích của họ khi tiêu dùng các sản phẩm đó.

Tổng lợi ích của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định, có thể bao gồm lợi ích cốt lõi của sản phẩm, lợi ích từ các dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng và khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp,…

Để đánh giá đúng sự lựa chọn mua sản phẩm của khách hàng, ngoài việc xem xét mức độ mà một sản phẩm có thể thỏa mãn những mong muốn của người mua, tức là những lợi ích mà sản phẩm đó có thể đem lại cho họ, nhà sản xuất cần cân nhắc và so sánh các chi phí mà người mua phải trả để có được sản phẩm và sự thỏa mãn.

Marketing là gì? – Marketing có phải là tiếp thị? – Marketing facebook là gì? (Ảnh: entrepreneur)

6. Chi phí (Cost)

Tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Người mua đánh giá các chi phí này cùng với chi phí tiền bạc để có một ý niệm đầy đủ về tổng chi phí của khách hàng.

Trong giai đoạn mua – bán sản phẩm, các giải pháp nêu trên tạo thuận lợi cho người mua mua được những gì họ mong muốn và người bán bán được sản phẩm của mình. Nhưng trong giai đoạn tiêu dùng, người bán cần phải biết được liệu người mua có hài lòng hay không so với những gì mà họ trông đợi ở sản phẩm.

7. Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ Satisfaction)

Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà một sản phẩm thực tế đem lại so với những gì mà người đó kỳ vọng.

Như vậy để đánh giá mức độ  thỏa mãn của khách hàng về một sản phẩm, người ta đem so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Có thể xảy ra một trong ba mức độ thỏa mãn sau: Khách hàng không hài lòng nếu kết quả thực tế kém hơn so với những gì họ kỳ vọng; khách hàng hài lòng nếu kết quả đem lại tương xứng với kỳ vọng và khách hàng rất hài lòng nếu kết quả thu được vượt quá sự mong đợi.

Những kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh. Bằng các nỗ lực marketing, người bán hàng có thể tác động, thậm chí làm thay đổi kỳ vọng của người mua. Ở đây cần tránh hai xu hướng: một là, người bán làm cho người mua kỳ vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi nó không xứng đáng, như vậy sẽ làm người mua thất vọng; hai là, người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của sản phẩm thì sẽ làm hài lòng người mua nhưng không thu hút được nhiều người mua. Trong trường hợp này, giải pháp marketing hợp lý mà các doanh nghiệp thành công thường áp dụng là gia tăng kỳ vọng của khách hàng đồng thời với việc đảm bảo tính năng của sản phẩm tương xứng với những kỳ vọng đó.

Đối với những doanh nghiệp coi khách hàng là trung tâm thì sự thỏa mãn của khách hàng vừa là một trong những mục tiêu nghề nghiệp marketing vừa là một công cụ marketing cục kỳ quan trọng. Hãng Honda có kiểu xe hơi Accord được thừa nhận là số một về mức độ thỏa mãn khách hàng trong nhiều năm, và việc quảng cáo về thành tích đó đã giúp hãng bán được nhiều xe Accord hơn. Hay Dell Computer’s cũng nhờ vào việc quảng cáo là công ty được đánh giá số 1 về phương diện thỏa mãn khách hàng mà đạt được sự tăng trưởng cao trong ngành máy tính cá nhân.

Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ Satisfaction) – Đặc điểm cơ bản của marketing là gì

Marketing là gì? – Dòng xe Accord của Honda (Ảnh: autocar.co.uk)

Khi một doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm và cố gắng tạo ra mức độ thỏa mãn cao cho khách hàng, nó gặp một trở ngại là khó có thể tăng tối đa mức độ thỏa mãn của khách hàng. Điều này được giải thích bằng 3 lý do sau:

  • Thứ nhất: Nếu tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng bằng cách giảm giá sản phẩm hay tăng thêm dịch vụ có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Thứ hai: Vì doanh nghiệp còn có thể tăng khả năng sinh lợi bằng nhiều cách khác, như cải tiến sản xuất hay tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển.
  • Thứ ba: Là vì doanh nghiệp còn có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của các nhóm lợi ích khác nữa, như các nhân viên của doanh nghiệp, các đại lý, những người cung ứng và các cổ đông. Việc tăng thêm chi phí để tăng thêm mức độ thỏa mãn của khách hàng sẽ làm giảm bớt kinh phí để tăng thêm lợi ích của các nhóm người này, Cuối cùng, doanh nghiệp phải hành động theo triết lý là cố gắng đảm bảo mức độ thỏa mãn cao cho khách hàng trên cơ sở vẫn phải đảm bảo một mức độ thỏa mãn có thể chấp nhận được cho các nhóm lợi ích khác trong khuôn khổ giới hạn các nguồn lực.

8. Trao đổi và giao dịch (Exchange and transaction)

Hoạt động marketing diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn các mong muốn của mình thông qua việc trao đổi.

Trao đổi là hành vi thu được một vật mong muốn từ người nào đó bằng sự cống hiến trở lại vật gì đó. Trao đổi là một trong bốn cách để người ta nhận được sản phẩm mà họ mong muốn (tự sản xuất, chiếm đoạt, cầu xin và trao đổi). Marketing ra đời từ cách tiếp chận cuối cùng này nhằm có được các sản phẩm.

Trao đổi là khái niệm cốt lõi của marketing. Tuy vậy, để một cuộc trao đổi tự nguyện có thể được tiến hành thì cần phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:

  1. Có ít nhất hai bên (để trao đổi)
  2. Mỗi bên có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia
  3. Mỗi bên có khả năng truyền thông và phân phối
  4. Mỗi bên tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia
  5. Mỗi bên đều tin là cần thiết và có lợi khi quan hệ với bên kia

5 điều kiện này tạo thành tiềm năng cho việc trao đổi. Trao đổi có thật sự diễn ra hay không là tùy thuộc vào việc đi đến một cuộc dàn xếp các điều kiện của những bên tham gia. Nếu họ đồng ý, chúng ta kết luận rằng hành vi trao đổi làm cho mọi người dễ chịu (hoặc ít ra không có gì tệ hại cả), vì rằng mỗi bên tự do từ chối hay chấp nhận đề nghị của bên kia. Theo nghĩa như vậy trao đổi là một tiến trình sáng tạo – giá trị. Chính sản xuất tạo ra giá trị, trao đổi cũng tạo ra giá trị bằng cách mở rộng khả năng tiêu thụ.

Trao đổi là một hoạt động đầy phức tạp của con người, là hành vi riêng có của con người, điều mà không bao giờ có được trong thế giới loài vật. Theo Adma, Smith, “con người có một thiên hướng tự nhiên trong việc hoán vật, giao dịch, trao thứ này để lấy thứ khác”.

9. Giao dịch 

Nếu hai bên cam kết trao đổi đã đàm phán và đạt được một thỏa thuận, thì ta nói một vụ giao dịch (giao dịch kinh doanh) đã xảy ra. Giao dịch chính là đơn vị cơ bản của trao đổi. Một giao dịch kinh doanh là một vụ buôn bán các giá trị giữa hai bên.

Một giao dịch kinh doanh liên quan đến ít nhất hai vật có giá trị, những điềiu kiện được thỏa thuận, một thời điểm thích hợp, một nơi chốn phù hợp. Thường có một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo cam kết.

Sự giao dịch khác với sự chuyển giao (transfer). Trong một vụ chuyển giao, A đưa X cho B nhưng không nhận lại điều gì rõ rệt. Khi A cho B một món quà, một sự trợ giúp hay một sự phân phối từ thiện thì ta gọi đó là sự chuyển giao chứ không phải là giao dịch kinh doanh.

Đối tượng nghiên cứu của marketing chỉ giới hạn chủ yếu trong khái niệm trao đổi chứ không phải chuyển giao. Tuy nhiên, hành vi chuyển giao cũng có thể hiểu qua quan điểm trao đổi. Người chuyển giao đưa ra một sản phẩm với hy vọng có được một số điều lợi nào đó, như thiện cảm, giảm bớt cảm xúc tội lỗi hoặc thấy được một hành vi tốt đẹp từ người nhận chuyển giao.

Theo nghĩa rộng, người làm marketing tìm cách làm phát sinh sự đáp ứng trước một số cống hiến và sự đáp ứng ấy không chỉ là mua hay bán theo nghĩa hẹp. Marketing bao gồm những hoạt động được thực hiện nhằm gợi mở một đáp ứng cần thiết của phía đối tượng trước một số vật thể. Trong chương trình này chúng ta giới hạn khái niệm marketing là gì cho các hoạt động giao dịch kinh doanh mà không đề cập đến trao đổi với nghĩa rộng hơn, như các hoạt động chuyển giao là đối tượng của marketing phi kinh doanh.

Định nghĩa Marketing là gì? – (Ảnh: hostpapa)

10. Thị trường (Market)

Quan niệm về trao đổi tất yếu dẫn đến quan niệm về thị trường. Thị trường là tập hợp những người mua hiện thực hay tiềm năng đối với một sản phẩm.

Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số các cá nhân có nhu cầu và có những sản phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy cái mà họ mong muốn.

Một thị trường có thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ hoặc bất kỳ cái gì khác có giá trị. Chẳng hạn, thị trường lao động bao gồm những người muốn cống hiến sự làm việc của họ để đổi lấy lượng tiền hay sản phẩm. Thị trường tiền tệ xuất hiện để thỏa mãn những nhu cầu của con người sao cho họ có thể vay mượn, để dành và bảo quản được tiền bạc…

Không nên quan niệm hạn hẹp thị trường như là 1 địa điểm diễn ra các quan hệ trao đổi. Trong các xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết phải là địa điểm cụ thể. Với những phương tiện truyền thông và chuyên chở hiện đại, một nhà kinh doanh có thể quảng cáo một sản phẩm trên chương trình ti vi vào giờ tối, nhận đặt hàng của hàng trăm khách hàng qua điện thoại và gửi hàng hóa qua đường bưu điện cho khách hàng trong những ngày sau đó mà không cần phải có bất kỳ cuộc tiếp xúc trực tiếp nào với người mua.

Vai trò của Marketing là gì?

Marketing ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh khốc liệt. Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và các tổ chức cung cấp cho thị trường. Nó giúp làm hài lòng các khách hàng bằng sản phẩm của doanh nghiệp qua quá trình nghiên cứu Marketing, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đồng thời, nhờ chức năng truyền thông được thực hiện qua việc quảng cáo, PR,… Marketing còn đóng vai trò cung cấp các thông tin đến các khách hàng, là cơ sở chọn lựa của khách hàng. Quá trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng và chăm sóc khách hàng của bộ phận Marketing còn đóng vai trò thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Vai trò của Marketing là gì?

Marketing còn đóng vai trò xây dựng hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp, mang lại uy tín và sức mạnh cạnh tranh. Khi Marketing đáp ứng được nhu cầu khách hàng và bám sát thị trường, Marketing mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, gia tăng doanh thu, bởi vậy nó đóng vai trò then chốt quyết định thành công của một doanh nghiệp.

Ngành Marketing học những gì?

Bên trên chúng ta đã vừa tìm hiểu chi tiết về khái niệm marketing là gì? và chắc hẳn bạn cũng đã nắm khá rõ về những định nghĩa marketing là gì?. Nếu như bạn đang mong muốn trở thành 1 Marketers hay đang có ý định học ngành marketing nhưng chưa nắm rõ được marketing gồm những gì? Thì hãy cũng tìm hiểu những chia sẻ dưới đây:

Ngành marketing tập trung đào tạo 1 cách hệ thống các kiến thức nền tảng về marketing hiện đại với các khía cạnh như: Xây dựng và phát triển những mối quan hệ khác hàng, nghiên cứu thị trường, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, định gái sản phẩm, tổ chức sự kiện…. Tất cả đều được phân bổ trong các môn học chuyên ngành marketing như: Quản trị bán hàng, Quản trị marketing, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược giá và phân phối, Chiến lược sản phẩm, Quảng cáo và khuyến mãi, marketing dịch vụ, marketing quốc tế, PR…. và nhiều môn học khác.

Sau khi học ngành marketing các bạn sẽ có khả năng nắm bắt được hành vi tâm lý khách hàng, Các nhu cầu của khách hàng, Nhạy bén hơn trong việc nhận biết thách thức và cơ hội trước đối thủ cạnh tranh của mình, hoạch định được những chiến lược quảng bá thương hiệu cũng như phát triển sản phẩm…

Một số câu hỏi thường gặp về ngành, nghề Marketing:

1. Học marketing có khó không?

Về bản chất, để theo học ngành Marketing thì mỗi các nhân cần phải có sự tư duy, sáng tạo và phải biết nắm bắt các thông tin cần thiết. Chính vì thế, người làm Marketing thường phải chịu áp lực từ nhiều phía khác nhau. Học Marketing không có gì là khó và cũng không có gì là dễ. Khó hay dễ tuỳ thuộc vào sự đam mê, quyết tâm và khả năng của mỗi người. Nếu đã xác định yêu thích Marketing, đừng ngần ngại “dấn thân” vào lĩnh vực vô cùng thú vị này.

2. Ngành marketing học trường nào?

Ngành marketing học trường nào luôn là băn khoăn của nhiều bạn trẻ. Với tiềm năng triển vọng của ngành Marketing trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều trường đại học đang đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể theo học chuyên ngành Marketing tại các trường:

  • +) Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • +) Học Viện Tài Chính.
  • +) Đại học Thương Mại.
  • +) Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.
  • +) Đại học Hà Nội.
  • +) Đại học Quốc tế RMIT Hà Nội.
  • +) Đại học edX.
  • +) Đại học Tài chính Marketing.
  • +) Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc Gia TP.HCM
  • +) Trường đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
  • +) Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

3. Học marketing ở đâu tốt nhất hà nội?

Nằm trong danh sách các trường đại học tốt nhất tại Hà Nội đào tạo ngành Marketing , không thể bỏ qua 4 cái tên đình đám: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Bưu chính Viễn thông, Học viện Tài chính.
Ngoài ra, tại Hà Nội các bạn có thể học Marketing tại các trung tâm đào tạo uy tín bao gồm:

  • +) Trung tâm đào tạo FPT
  • +) Trung tâm đào tạo Vinalink
  • +) Trung tâm Kyna

4. Có thể tự học marketing không?

Marketing là một lĩnh vực với kiến thức rộng, nếu chưa có kiến thức nền tảng thì sẽ rất khó khăn cho các bạn để có thể tự học Marketing. Tuy vậy nếu bạn có sự đam mê, tư duy sáng tạo và tính kỷ luật trong công việc thì bạn hoàn toàn có thể tự học ngành Marketing và phát triển nó mỗi ngày. Để bắt đầu tự học Marketing bạn có thể tham khảo qua: Sách báo, tạp chí chuyên ngành, các website chia sẻ marketing uy tín như là marketingai.admicro.vn, agencyvn.com, marketing-vn.com, các diễn đàn, group về marketing, thực tập tại các Agency,…

5. Nhân viên marketing là gì?

Nhân viên marketing được hiểu là người thực hiện các kế hoạch của phòng marketing đưa ra, với mục đích đảm bảo hoạt động marketing diễn ra một cách trơn tru, đều đặn. Với những chiến lược marketing sáng tạo, nhằm quảng bá các sản phẩm – dịch vụ, cũng như đưa hình ảnh công ty đến mọi người.

Như vậy trên đây là những chia sẻ chi tiết về marketing là gì? marketing online là gì? Chi phí marketing bao gồm những gì? Cũng như 9 định nghĩa cơ bản về marketing mà bạn nên nắm được. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với những bạn muốn tìm hiểu về marketing.

Nguồn : Tổng hợp

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7