HBmedia Company

List chia sẻ quan điểm về tình trạng thương mại điện tử trong ngành thời trang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bối cảnh mới trong ngành bán lẻ thời trang đang gây ra những tác động gì đến Lyst – nền tảng tìm kiếm thời trang độc đáo có trụ sở tại Luân Đôn-Anh nói riêng cũng như ngành “công nghệ thời trang” đang phát triển  trên toàn cầu nói chung? Thảo luận về vấn đề này, Jenny Cossons – Chief Partnerships Officer của Lyst đã chia sẻ về những xu hướng cá nhân hóa và thương mại xã hội của nền tảng, cũng như định hướng trở thành ‘Spotify của ngành thời trang‘ của Lyst trong thời gian tới. 

Năm vừa qua là một trong những năm khó khăn nhất đối với ngành thời trang. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho một số thương hiệu bán lẻ thời trang lớn nhất trên thế giới gặp phải những tổn thất không thể vượt qua.

Sự thành công có lẽ chỉ đến từ các thương hiệu thời trang thương mại điện tử đã biết thích nghi một cách khéo léo với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng dưới thời đại dịch. Và thành thực mà nói, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi thương mại kỹ thuật số (digital commerce) được coi là động lực tăng trưởng chính cho ngành thời trang trong 12 tháng tới.

Báo cáo ‘State of Fashion 2021‘ của McKinsey dự đoán sẽ có sự tăng trưởng kỹ thuật số năng động vào năm 2021 so với năm 2019, “với hơn 30% tăng trưởng trực tuyến đến từ thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, và hơn 20% tăng trưởng trực tuyến đến từ thị trường Trung Quốc – nơi vốn dĩ đã có tốc độ số hóa cao”.

Đối với các công ty như Lyst – một nền tảng tìm kiếm thời trang chuyên tuyển chọn các mặt hàng từ hàng nghìn cửa hàng thời trang trực tuyến – sự tăng trưởng này mang đến một cơ hội tuyệt vời. Jenny Cossons, người đang giữ chức vụ Chief Partnerships Officer của Lyst dự đoán rằng ngành bán lẻ sẽ không bao giờ trở lại như trước kia nữa, khách hàng sẽ tiếp tục duy trì thói quen tiêu dùng số mới hình thành của mình, cho dù thói quen đó chỉ mới xuất hiện dưới thời COVID-19.

Giá trị của 5 năm phát triển rút ngắn lại chỉ trong 12 tháng

Cossons giải thích: “Trước khi đại dịch xảy ra, tỷ lệ bán hàng thời trang trên các kênh trực tuyến hầu như chưa bao giờ đạt mức 2 con số. Nhưng kể từ khi đại dịch xuất hiện, việc chuyển đổi sang các kênh online đã được tăng cường mạnh mẽ – điều đó giúp cho công ty đạt được giá trị phát triển của 5 năm liên tục chỉ trong vòng 12 tháng ngắn ngủi.”

Cô cũng cho biết thêm: “Mức tăng trưởng khách hàng mới trong năm qua của chúng tôi đã đạt mức 3 con số. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đang giúp 150 triệu người mua sắm mỗi năm quyết định nên mua sản phẩm gì từ các nhà mốt thời trang lớn nhất thế giới.”

Điều đó cho thấy, các nhóm thuần tập mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả thời trang đang dần chuyển sang trực tuyến bất chấp khoảng thời gian khó khăn vừa qua bởi đại dịch COVID-19. Báo cáo ‘State of Fashion 2021’ của McKinsey cho biết “chỉ trong 8 tháng, thị phần bán hàng thời trang của thương mại điện tử đã tăng gần gấp đôi từ 16% lên 29% trên toàn cầu, tăng trưởng đáng kể trong vòng sáu năm trở lại đây.”

Kiểm soát, dữ liệu và mối quan hệ trực tiếp với khách hàng

Trong thời gian đại dịch, một số thương hiệu bán lẻ trực tuyến đã đạt được doanh số vượt hơn kỳ vọng đối với một số loại sản phẩm thời trang nhất định, ví dụ như loungewear (các trang phục thường mặc ở nhà như pyjama) hay activewear (quần áo thể thao), nhờ tận dụng sự gia tăng trong nhu cầu của người dùng đối với các sản phẩm này.

Là một nền tảng mua sắm hướng đến mục tiêu tạo ra ‘chủng loại thời trang lớn nhất‘, Lyst tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng quy mô với sứ mệnh giúp khách hàng tìm thấy cả các mặt hàng thời trang theo xu hướng cũng như các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích cá nhân của họ.

Lyst là một mô hình không có hàng tồn kho (nghĩa là nó không mua cổ phiếu như các trung gian khác như Net-a-Porter) và nó hoạt động trên cơ sở liên kết giữa người dùng với trang web của các nhà bán lẻ (tức là Lyst kiếm lợi nhuận chủ yếu từ việc liên kết người dùng với website của các nhà bán lẻ, chứ không coi bán hàng trực tiếp trên ứng dụng là nguồn lợi nhuận chính, dù họ cũng cung cấp một quy trình thanh toán tiêu chuẩn như bình thường trên ứng dụng).

Cossons nói về những điểm mạnh của mô hình này: “Chúng tôi hợp tác với nhiều nhà mốt sang trọng, hiện đại và cao cấp khác nhau trên thế giới và được định vị là một website tìm kiếm thời trang độc đáo với vô vàn chủng loại trang phục toàn diện không thể kể hết… với hơn 8 triệu mặt hàng từ 12.000 thương hiệu và cửa hàng.”

Các thương hiệu thời trang quảng cáo trên Lyst sẽ được phép giữ lại “quyền kiểm soát, dữ liệu và mối quan hệ trực tiếp với khách hàng”. Đây là lợi ích khó có thể kiếm được ở bất cứ nền tảng online trung gian nào khác, vì mặt trái của việc bán hàng qua các kênh online là có thể dẫn đến việc thiếu kiểm soát đối với dữ liệu khách hàng.

Do đó, Cossons cho rằng đây vẫn là điểm thu hút chính của Lyst so với các nền tảng khác, bởi vì “các đối tác có toàn quyền kiểm soát giá của họ và giữ quyền sở hữu đối với khách hàng”. Cô ấy cũng nói rằng điều này làm cho Lyst trở thành một lựa chọn hiệu quả về chi phí, vì các nhà bán lẻ đối tác có thể sử dụng dữ liệu mà Lyst thu thập được từ khách hàng để cung cấp thông tin và cải thiện chiến lược để có được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Tích hợp cá nhân hóa vào hành trình mua hàng

Thị trường “công nghệ thời trang” (fashion tech) hiện nay đón nhận rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mới, có thể kể đến Stitch Fix hay RealReal. Đối với Lyst, để đạt được thành công trong lĩnh vực này thì cần phải tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với khách hàng trực tuyến. Và Cossons cho rằng điều này thật thú vị khi “nhìn chung nó sẽ có những nét tương đồng với bán lẻ truyền thống… Nó liên quan đến khả năng lựa chọn, sự tiện lợi, giá tốt nhất, tính giải trí và trải nghiệm tuyệt vời”.

Tuy nhiên, sự khác biệt (và là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng) đến từ việc khả năng các công ty như Lyst có thể tích hợp cá nhân hóa vào tất cả những yếu tố trong hành trình mua hàng này.

Cô nói: “Một doanh nghiệp công nghệ thời trang thành công sẽ tạo ra trải nghiệm độc đáo bằng cách đáp ứng tất cả những nhu cầu thường chỉ có trong thế giới kỹ thuật số. Ví dụ: “Lyst có thể tạo ra một không gian kệ hàng không giới hạn với vô vàn sản phẩm khác nhau đến từ mọi thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới, cũng như cá nhân hóa theo hướng dữ liệu khi cho phép người dùng tạo ra một cửa hàng số online hoàn toàn độc đáo dựa trên thị hiếu và sở thích của họ”.

Xây dựng chiến thuật giao tiếp có liên quan đến từng cá nhân người dùng cũng rất quan trọng. Ví dụ, những thông báo liên quan đến việc còn hàng hay hàng giảm giá khi gửi tới người dùng cần phải được cá nhân hóa theo tên gọi của họ. Hay như tin nhắn nhắc nhở thanh toán,… Dù là gì thì việc “đặt khách hàng làm trung tâm của trải nghiệm luôn là chìa khóa thành công”.

Những cơ hội phát triển ứng dụng và thương mại xã hội

Cossons cho biết ứng dụng Lyst sẽ là một lĩnh vực trọng tâm lớn của công ty trong năm nay, đặc biệt là khi nói đến việc sử dụng dữ liệu nền tảng. Cô nói: “[Ứng dụng] đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng chúng tôi vẫn muốn cải thiện hơn nữa 2 yếu tố là tính năng khám phá trong ứng dụng và tính cá nhân hóa.”

“Ví dụ, hiện tại chúng tôi đang cung cấp công khai insights chi tiết về dữ liệu mua sắm của hơn 150 triệu người dùng sử dụng Lyst mỗi năm, để người dùng app thấy được biểu đồ thời trang theo thời gian thực về các mặt hàng đang thịnh hành trên toàn thế giới.”

Ngoài ra, liên quan về mối đe dọa đến từ sự phát triển của thương mại xã hội, khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm và mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram và Pinterest, Cossons cho rằng, trong mắt cô ấy, “mạng xã hội đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho người tiêu dùng, liên quan đến việc khơi gợi nguồn cảm hứng và tính kết nối nhiều hơn”. Trong khi đó, trọng tâm của Lyst là trở thành một “nền tảng giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn với tư duy mua sắm sáng suốt”.

Tất nhiên, Cossons thừa nhận rằng nhiều người tiêu dùng không có cùng quan điểm với cô về thương mại xã hội, đặc biệt là thời điểm hậu COVID-19. Cô nói: “Chúng tôi nghĩ rằng thương mại xã hội đặc biệt thích hợp với các giao dịch mua có giá trị cao hơn và thời gian cân nhắc lâu hơn… nhưng bạn phải biết rằng, ranh giới giữa việc tìm cảm hứng, khám phá sản phẩm và mua hàng sẽ liên tục thay đổi.”

“Trên tất cả, chúng tôi rất vui mừng được trở thành một phần của xu hướng thương mại điện tử thời trang đang ngày càng phát triển hiện nay. Dù không tính đến sự tăng trưởng do đại dịch thì vẫn còn rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực này.”

Trở thành “Spotify của ngành thời trang”

Crossons cho rằng, với việc nhiều khách hàng mua hàng online nhiều hơn hiện nay, nền công nghệ thời trang có thể định hình lĩnh vực bán lẻ trong tương lai.

“Quản lý lợi nhuận là một chủ đề nóng giữa các thương hiệu và cửa hàng trên nền tảng Lyst hiện nay. Chúng tôi phải cân bằng giữa việc tạo ra một trải nghiệm liền mạch nhất có thể cho khách hàng, với việc cố gắng giảm thiểu lợi nhuận tổng thể và chi phí liên quan của họ.”

Nhìn rộng hơn, Cossons cũng cho rằng công nghệ sẽ là chìa khóa giúp khách hàng xác định những thương hiệu phù hợp với giá trị của họ.

Cô nói: “Tính bền vững và các vấn đề quan trọng khác đóng một phần quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các mô hình như bán lại và cho thuê đang tăng lên…. tương lai của thời trang không ngừng đổi mới và chúng tôi tự hào về thực tế rằng, những người yêu thời trang đều biết Lyst là nơi sản sinh ra xu hướng đó.”

Cossons nói rằng mục tiêu chung của Lyst trong tương lai là trở thành ‘Spotify của ngành thời trang‘. Cô giải thích: “Một nền tảng có thể hiểu được gu thời trang của bạn hơn ai hết ngay từ thời điểm đầu tiên. Về cơ bản, điều này có nghĩa là khách hàng sử dụng nền tảng càng nhiều thì nền tảng sẽ càng hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó đưa ra những đề xuất thời trang phù hợp hơn với thị hiếu và sở thích của họ.”

Kết

Trong một ngành cạnh tranh gay gắt như thời trang hiện nay, chiến lược dữ liệu chắc chắn sẽ là yếu tố then chốt tạo nên thành công trong quá trình phát triển liên tục của thương mại điện tử.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7