HBmedia Company

Liệu các thị trường tăng trưởng nhanh ở Châu Á có thể lấy lại vận tốc sau Đại dịch?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Trong phần trước, chúng ta đã phân tích về những tác động của sự gia tăng nhanh về số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu và ảnh hưởng ngày càng lớn của phụ nữ đến khả năng phục hồi tại thị trường châu Á. Trong phần tiếp theo này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hai yếu tố quan trọng khác trong việc tìm lại tốc độ tăng trưởng tại khu vực này.

Công nghệ và đô thị hóa sẽ tiếp tục phát triển

Trong vài thập kỷ qua, công nghệ và đô thị hóa là hai trụ cột định hình lại cuộc sống ảo và thực của mọi người trên khắp thế giới. Mặc dù Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội trên khắp thế giới, tuy nhiên không thể phủ nhận những tác động tích cực của đại dịch đến các trụ cột này. Đại dịch đẩy nhanh quá trình số hóa, đồng thời đặt ra những yêu cầu và giới hạn mới đối với môi trường xung quanh chúng ta. Quá trình số hóa và đô thị hóa vẫn sẽ tiếp tục là những yếu tố chính thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh để vượt qua đại dịch ở châu Á.

Đô thị hóa có lẽ là dấu hiệu dễ thấy nhất của các thị trường tăng trưởng nhanh tại châu Á. Sự phát triển của các thành phố lớn và sự xuất hiện của những tòa nhà chọc trời là một dấu hiệu thay đổi không thể chối cãi của những thị trường “mới nổi”. Các thành phố này thúc đẩy hoạt động kinh tế, theo các thống kê trước đại dịch, cứ mỗi phút trôi qua có 25-30 người di cư đến các thành phố của Ấn Độ.

Tuy nhiên, câu chuyện về đô thị hóa diễn ra rõ ràng nhất ở các thành phố cấp 2 và cấp 3, đây cũng chính là những động lực kinh tế chủ chốt của những thị trường tăng trưởng nhanh này. Sự xuất hiện của các thành phố thông minh, các đô thị vệ tinh, các nhà máy mới đã gia tăng số lượng cửa hàng và nhiều dịch vụ tiện nghi khác, từ đó thúc đẩy các cơ hội và hoạt động đầu tư.

Covid-19 xuất hiện làm gián đoạn nhiều hoạt động trên một số khía cạnh chính tại các thành phố. Lệnh phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội đã cắt giảm các hoạt động bình thường, nhiều khách sạn, nhà hàng và khu vực giải trí buộc phải đóng cửa. Tình trạng thiếu việc làm ở các thành phố đã gây ra một số làn sóng di cư ngược trở lại các vùng nông thôn của những người lao động phi chính thức. Thêm vào đó, việc chuyển sang làm việc tại nhà đã khiến những người lao động có trình độ cân nhắc các lựa chọn sống mới ở những khu vực ít dân cư hơn.

Trong tương lai, các thành phố cần tiếp tục tái tạo để thúc đẩy sự chuyển đổi thành các thành phố thông minh và xanh hơn. Giữa những tàn phá tài chính mà Covid-19 gây ra, các thành phố cũng đang được hưởng lợi khi lượng khí thải ô nhiễm giảm bớt, không khí trở nên trong sạch hơn.

Việc suy nghĩ lại về lối sống có thể tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các thành phố cấp hai và cấp ba, vốn có thể dẫn đầu xu hướng đô thị hóa trong tương lai của châu Á như một nguồn tăng trưởng chính. Những cuộc khủng hoảng, đôi khi tạo ra những thay đổi giúp hệ thống tốt hơn về lâu dài. Xu hướng đô thị hóa kéo dài hàng thập kỷ vẫn sẽ tiếp tục.

Mặt khác, xu hướng số hóa tồn tại trong nhiều thập kỷ đã nhanh chóng bứt phá trong thời kỳ đại dịch. Điều này không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng các giải pháp mới khi lệnh đóng cửa kéo dài tại nhiều quốc gia.

 

Covid-19 đã tạo ra một sự bùng nổ đổi mới và số hóa thương mại, logistic, các sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng và thanh toán kỹ thuật số. Theo một số ước tính, các doanh nghiệp đã đạt được thị phần của các sản phẩm kỹ thuật số hoặc hỗ trợ kỹ thuật số tương đương bảy năm chỉ chưa đầy một năm của Covid.

Nhu cầu giao hàng tận nhà cho thực phẩm và nhiều loại hình thương mại đang tạo ra nhiều việc làm mới, lấp đầy một số công việc đã bị thu hẹp trong thời kỳ đại dịch. Nhiều quan điểm cho rằng những thói quen của người tiêu dùng như chuyển sang sử dụng giải trí kỹ thuật số thường xuyên hơn, mở rộng sử dụng thương mại điện tử, làm việc tại nhà và việc tăng cường sử dụng các nền tảng xã hội sẽ là những thay đổi vĩnh viễn về bản chất, tạo thành ‘bình thường mới’ sau đại dịch.

Covid-19 đã làm nổi bật hơn nữa các vấn đề của sự phân chia kỹ thuật số giữa các đối tượng. Trẻ em thường ở phía kém may mắn hơn bởi sự chia cắt về việc đi học, khả năng tiếp cận internet và các hoạt động khác.

Thêm vào đó, các thị trường kém phát triển tại châu Á thường tụt hậu về khả năng tiếp cận và nền tảng Internet tốc độ cao. Khoảng cách giới tính cũng là một vấn đề nóng cần quan tâm khi tỷ lệ nữ giới tiếp cận Internet thấp hơn nhiều so với nam giới ở một số thị trường. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc tại Châu Á – Thái Bình Dương, hơn một nửa trong số 4,1 tỷ người trong khu vực chưa tham gia hoạt động trực tuyến. Vì vậy, bất chấp sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số, vẫn còn một khoảng cách thực sự trong việc hòa nhập kỹ thuật số ở các cấp độ kinh tế xã hội thấp hơn.

Trước đại dịch, mục tiêu là nhằm tăng cường tiếp tục, ổn định khả năng tiếp cận kỹ thuật số cho người tiêu dùng trung lưu mới nổi ở châu Á, khi các yếu tố bao gồm công nghệ di động ngày càng rẻ, các khu vực công và tư nhân đang đưa ra nhiều sáng kiến mới nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận kỹ thuật số.

Tăng khả năng tiếp cận và tăng tốc sử dụng công nghệ sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng đối với các thị trường tăng trưởng nhanh trong tương lai của châu Á – đặc biệt khi công nghệ cho phép nhiều hình thức hoạt động kinh tế phi chính thức hơn và phụ nữ tham gia nhiều hơn vào kinh tế và xã hội.

Mang lại giá trị và tính bền vững tiếp tục là sứ mệnh quan trọng

Từ khi xuất hiện, thông tin về đại dịch đã chiếm lĩnh tất cả mọi nền tảng và suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không còn quan tâm đến các vấn đề xã hội khác như môi trường, chính trị hay sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở châu Á. Trước đại dịch, họ đã đưa ra vô số yêu cầu đối với các công ty và thương hiệu và điều này vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai

Sự phát triển của tầng lớp trung lưu trong lịch sử đại diện cho một sự thay đổi lớn trong các giá trị, và ngày nay điều này đang diễn ra khắp châu Á. Được thúc đẩy bởi công nghệ, mang lại khả năng tiếp cận và tiếp xúc nhiều hơn, cũng như khả năng tổ chức và giao tiếp ảo, khía cạnh chính của các thị trường tăng trưởng nhanh là sự tích cực ngày càng tăng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay bắt đầu nhìn nhận nhiều hơn vào sự tin tưởng và trách nhiệm giải trình từ các công ty cũng như các tổ chức.

Đặc biệt trong những thời điểm khó khăn như hiện tại, các công ty cần thể hiện khía cạnh tốt nhất của mình và hành động bằng những giá trị thương hiệu mà khách hàng yêu thích. Covid-19 có thể đã tạm thời thay đổi hành vi mua hàng, nhưng về lâu dài, những thương hiệu chú ý đến những thay đổi nhỏ nhất trong hành trình của khách hàng sẽ mang lại thành công hơn là việc chỉ tạo một sản phẩm phù hợp. Việc bỏ qua những điều này sẽ khiến vị thế và tiềm năng phát triển của thương hiệu gặp rủi ro vì ít công ty có khả năng ước tính tốc độ thay đổi.

Châu Á sẽ lấy lại Vận tốc của mình

Covid-19 tạo thành cú sốc kinh tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, như một hồi chuông cảnh tỉnh các doanh nghiệp bởi những vấn đề không chắc chắn trong tương lai. Sự thụt lùi đã làm chậm sự phát triển của tầng lớp trung lưu mới nổi. Tuy nhiên, các quốc gia đang dần vượt qua những cú sốc và thất bại trước đó. Cuối cùng, sẽ có sự tăng trưởng trở lại. Điều này có thể không diễn ra nhanh chóng như chúng ta mong đợi và một số thị trường châu Á có thể phục hồi chậm hơn những thị trường khác. Nhưng với những gì đã đạt được cho đến hiện tại, một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đợi các thị trường châu Á.

Cho dù Covid-19 đi theo quỹ đạo nào, con đường tổng thể của Châu Á vẫn sáng sủa, nhờ vào tiềm năng không ngừng của những người tiêu dùng trung lưu mới nổi. Sẽ có một số biến đổi và lối sống của mọi người sẽ thay đổi trong ngắn hạn, nhưng các nguyên tắc cơ bản thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh ở châu Á vẫn đang tồn tại lâu dài. Hãy nghiên cứu và khám phá để biết những tiến bộ mà Châu Á sẽ đạt được và coi đó như một hướng dẫn cho các ưu tiên và cơ hội tiếp thị trong tương lai.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7