HBmedia Company

Hướng dẫn từ A-Z cách đọc và sử dụng số liệu của TikTok Analytics

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bạn mới bắt đầu xây dựng kênh TikTok? Doanh nghiệp của bạn đã sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu trên nền tảng này được một thời gian, nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn? Có lẽ TikTok Analytics sẽ là chìa khóa giải quyết vấn đề đau đầu này và giúp bạn thu hút hàng triệu followers cùng doanh thu hàng trăm triệu. Bài viết này, HBMEDIA sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến thức để bạn phân tích và sử dụng hiệu quả các số liệu mà TikTok Analytics cung cấp.

TikTok Analytics là gì?

TikTok Analytics hay còn gọi là Phân tích TikTok là tập hợp các công cụ và dữ liệu được phân tích và cung cấp bởi TikTok.

TikTok Analytics đặc biệt hữu ích với những nhà sáng tạo nội dung và các doanh nghiệp, bởi lẽ bạn có thể theo dõi, phân tích, đánh giá để hiểu rõ hơn về hiệu quả của video và insight của khách hàng trên nền tảng TikTok.

Công cụ này cung cấp các thông tin bao gồm:

Dựa trên những dữ liệu đã được phân tích, người dùng TikTok có thể xác định được tập khán giả nào phản ứng tốt nhất, nội dung nào hiệu quả nhất,… Từ đó đề xuất các biện pháp tối ưu chiến lược truyền thông và phát triển một cộng đồng khách hàng trung thành trên nền tảng TikTok.

Cách truy cập TikTok Analytics

Tùy vào việc bạn đăng nhập vào TikTok trên điện thoại hay máy tính, bạn sẽ cần thực hiện các thao tác khác nhau để truy cập vào TikTok Analytics.

Trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào TikTok và chọn phần “Profile/Hồ sơ” ở góc dưới bên phải màn hình.

Bước 2: Nhấp vào biểu tượng 3 gạch ngang ở góc trên cùng bên phải

Bước 3: Chọn mục “Creator Tools/Công cụ dành cho tác giả”

Bước 4: Chọn “Analytics/Phân tích” và giao diện của TikTok Analytics sẽ hiện ra như hình bên dưới.

Trên máy tính:

Bước 1: Vào phần “Profile” ở góc trên bên phải màn hình.

Bước 2: Chọn View Analytics từ menu dropdown.

Các chỉ số cơ bản cần nắm vững về TikTok Analytics

TikTok Analytics cung cấp cho bạn các số liệu phân tích về 4 phần: Tổng quan (Overview)Nội dung (Content)Người theo dõi (Followers) và LIVE.

HBMEDIA sẽ đưa ra thông tin chi tiết về các chỉ số cơ bản trong từng phần để bạn có thể sử dụng các số liệu này một cách hiệu quả.

Tổng quan tài khoản (Overview)

Bạn có thể theo dõi số liệu tổng quan tình hình hoạt động của tài khoản TikTok trong vòng 7 ngày, 28 ngày, 60 ngày hoặc tùy chỉnh thời gian theo mong muốn.

Những số liệu mà Analytics cung cấp ở phần Overview bao gồm:

Nội dung (Content)

Từ các số liệu được cung cấp trong phần Content này, bạn sẽ đo lường được hiệu suất nội dung trên kênh TikTok của mình.

Trước hết, TikTok Analytics sẽ phân tích tổng thể tất cả các video bạn đã đăng tải để đưa ra:

Không chỉ vậy, bạn đều có thể xem thông tin số liệu chi tiết của từng video được đăng tải, bằng cách:

Với mỗi video, TikTok Analytics đều phân tích cho bạn các nội dung về:

Người theo dõi (Followers)

Mục Followers đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm hiểu về đối tượng người xem mục tiêu của bạn. Ngoài những số liệu thống kê về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý,… của người xem, bạn còn có thể theo dõi và đánh giá được mối quan tâm của những người theo dõi bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra được nguồn cảm hứng bất tận trong việc sáng tạo những nội dung video thú vị để thu hút người theo dõi mới và duy trì người theo dõi hiện tại.

Net followers = Số người followers mới – số người bỏ follow

Ngoài ra, bạn còn có thể theo dõi được mức độ tăng trưởng của số lượt followers mới so với các thời điểm khác trong quá khứ.

LIVE

Nếu bạn mong muốn xây dựng kênh TikTok để bán hàng, thì khi tài khoản của bạn vượt qua mốc 1000 người theo dõi trên TikTok, bạn có thể sử dụng tính năng Livestream của TikTok để đạt được doanh số như mong muốn. Nếu trong vòng 7 đến 28 ngày vừa qua, bạn đã tiến hành Livestream, bạn có thể xem được một số chỉ số trong phần Live Analytics như sau:

Các chỉ số TikTok Analytics khác

Hashtags Views

Chỉ số này hiển thị số lần mà video đính kèm với hashtag bạn chọn đã được xem. Ví dụ như, nếu bạn sáng tạo một video với nội dung là những món quà sinh nhật mà nữ giới thích nhất năm 2023. Đồng thời, bạn muốn giới thiệu sản phẩm của mình qua video đó, bạn sẽ cần tìm kiếm và sử dụng những hashtag liên quan hiệu quả nhất.

Ví dụ: Giữa 2 hashtag #quatangsinhnhat và #setquanu, bạn có thể tìm riêng từng hashtag và so sánh lượt view của chúng:

Trong trường hợp này, bạn nên ưu tiên sử dụng hashtag #quatangsinhnhat để tiếp cận diện rộng và bổ sung thêm #setqua để tăng độ phủ cũng như tập trung hơn vào tệp khách hàng ngách.

Ước tính engagement trung bình

Tỷ lệ engagement rate của bạn sẽ giúp bạn so sánh được số liệu của mình với những tài khoản tương tự hoặc với đối thủ cạnh tranh. Trước khi hợp tác với các influencer, bạn cũng có thể tính tỷ lệ engagement rate để đưa ra lựa chọn phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

Có rất nhiều cách để tính engagement rate trên TikTok, và dưới đây là hai công thức được sử dụng nhiều nhất:

(Tổng số lượt like + Tổng số lượt comment) / Tổng số lượng Follower * 100

(Tổng số lượt like + Tổng số lượt comment + Tổng số lượt chia sẻ) / Tổng số lượng Follower * 100

Ngoài ra, bạn có thể ước tính tỷ lệ engagement trung bình bằng cách:

Bằng cách theo dõi các chỉ số này, bạn sẽ hiểu rõ về khán giả của mình từ đó xác định loại nội dung nào thu hút người dùng nhất và điều chỉnh nội dung của mình cho phù hợp. Không chỉ vậy, bạn có thể sử dụng chính những thông tin này khi tiến hành set-up quảng cáo đúng khách hàng mục tiêu, từ đó nâng cao khả năng tương tác của khách hàng, tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí chạy quảng cáo TikTok.

3 Công cụ đo lường số liệu – TikTok Analytics Tools

Bên cạnh công cụ phân tích mà TikTok cung cấp, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ phân tích thêm các chỉ số cho các chiến dịch truyền thông trên TikTok của mình trên nền tảng này.

Iconosquare

Iconosquare là một nền tảng quản lý và phân tích phương tiện truyền thông xã hội bao gồm cả TikTok. Nó đóng vai trò bổ sung số liệu, thông tin cho những cho các phân tích có sẵn của TikTok Analytics.

Iconosquare đặc biệt phù hợp với những người triển khai các dự án Marketing chuyên nghiệp trên TikTok, bởi nó những tính năng nổi bật, bao gồm:

Với những những tính toán dựa trên nguồn dữ liệu đáng tin cậy này, bạn có thể tìm ra định hướng của một chiến lược marketing TikTok thành công cho thương hiệu, doanh nghiệp của mình.

TrendTok

Bằng việc theo dõi người dùng TikTok mục tiêu, các nội dung trên TikTok, sẽ hỗ trợ các Influencer xác định và dự báo các xu hướng sắp tới trên TikTok. Từ đó tạo nên video viral và thu hút được nhiều người theo dõi một cách tự nhiên. Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các gợi ý xu hướng sẽ được cá nhân hóa cho riêng bạn.

Những tính năng nổi bật của TrendTok bao gồm:

YouScan 

Đây là công cụ AI dùng để phân tích mạng xã hội, vượt xa hơn các chỉ số thông thường đến từ các công cụ khác. Cụ thể, YouScan giám sát nội dung

FAQ về TikTok Analytics cùng HBMEDIA

#1. Có cần tài khoản TikTok Business để truy cập TikTok Analytics không?

Bạn không cần phải có tài khoản TikTok Business để sử dụng được TikTok Analytics. Tuy nhiên, dù là tài khoản cá nhân hay tài khoản doanh nghiệp, để truy cập được công cụ phân tích của TikTok, thì kênh của bạn bắt buộc phải bắt đầu đăng tải video tối thiểu 7 ngày trước đó.

#2. Cách ứng dụng TikTok Analytics để xây dựng và phát triển kênh TikTok

Tìm ra các hashtag hiệu quả nhất

Các hashtag phổ biến mặc dù mang đến nhiều lượt view nhưng lại có tính cạnh tranh rất cao. Vì vậy, bạn cần có một chiến lược sử dụng hashtag thật hiệu quả, bằng cách kết hợp các hashtag hot trend và những hashtag “ngách” đã hoặc đang có lượt xem và lượt thích tốt.

Để tìm ra hashtag ngách, bạn hãy sử dụng mục Trending Videos trong TikTok Analytics.

Tối ưu thời gian post bài

Với biểu đồ về thời gian hoạt động trên TikTok của followers, bạn có thể biết được xu hướng online vào thời điểm nào trong ngày để điều chỉnh lại thời gian đăng bài.

Ngoài ra, bạn có thể xem các video nhiều view của đối thủ thường được đăng vào những thời điểm nào trong ngày, và thử đăng video vào các thời điểm đó.

Tìm kiếm chủ đề & âm thanh người dùng thích nghe

Ngay dưới cùng của tab Followers, bạn sẽ biết những video mà người theo dõi của bạn đã xem trong quá khứ. Nó có thể giúp bạn xác định được những chủ đề mà người dùng có khả năng cao sẽ thích xem, và bạn nên sáng tạo những nội dung có chủ đề tương tự.

Bạn cũng có thể biết được những bài nhạc nào đang “trend” để thêm vào video, nhờ đó mà video có lượt hiển thị và tương tác cao hơn.

Tổng kết

Để có thể tối ưu hoạt động của kênh TikTok, bạn nhất định phải nắm vững cách đọc các chỉ số và phân tích báo cáo mà TikTok Analytics cung cấp. Hy vọng rằng với bài viết hướng dẫn cách sử dụng TikTok Analytics từ A-Z này, HBMEDIA đã giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của các thông số và có những định hướng phát triển kênh đúng đắn hơn. Tham khảo thêm về dịch vụ xây kênh TikTok của HBMEDIA để hành trình đạt triệu followers trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7