HBmedia Company

Google Pagerank: Định nghĩa, Cách tính và Hướng dẫn tối ưu PR

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bạn đã triển khai SEO trong bao lâu? 1 năm, vài năm hay là mới bắt đầu?

Nếu đủ lâu thì chắc hẳn bạn sẽ biết tới Page Rank – thanh công cụ xếp hạng trang web của Google.

Công cụ này cho thấy chỉ số PageRank của mỗi trang bạn đã truy cập theo thang logarit từ 0 tới 10.

Nhưng ngay cả trước khi thanh công cụ PageRank này bị chính thức loại bỏ vào năm 2016, Google đã ngừng cập nhật nó trong nhiều năm. Vì lý do này, một số SEO xem PageRank là một số liệu lỗi thời, không còn nhiều giá trị trong SEO ngày nay.

Tuy vậy, bạn cần lưu ý:

PageRank vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google.

Tại sao tôi lại nói như vậy?

Chính Google đã khẳng định nó. Tweet này được Gary Illyes đăng tải.

Gary Illyes làm việc cho Google. Theo Gary, Google vẫn dùng thuật toán Pagerank (và hơn 100 yếu tố khác) để đánh giá xếp hạng của một website.

Theo đó, thuật toán Page Rank vẫn còn rất quan trọng trong việc xếp hạng của Google. Tuy nhiên, chỉ có điểm khác là thanh công cụ page rank không còn tồn tại mà thôi!

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn 3 ý chính:

Bắt đầu ngay bây giờ nhé!

Nếu bạn không có nhiều thời gian đọc hết bài viết này, thì hãy xem video tổng hợp kiến thức dưới đây nhé!

Google PageRank là gì?

PageRank (PR): Công thức Toán học đánh giá giá trị của trang thông qua việc xem xét Số lượng & Chất lượng của các trang liên kết đến nó.

Mục đích của PageRank là đánh giá tầm quan trọng tương đối của website trong toàn bộ hệ thống world wide web.

Nhà đồng sáng lập Google, Serge Brin và Larry Page đã phát minh ra PageRank vào năm 1997 như một phần của dự án nghiên cứu tại ĐH Stanford với mong muốn cải thiện chất lượng hoạt động của các công cụ tìm kiếm.

Bởi vì vào thời điểm đó, công cụ tìm kiếm (như Yahoo, Altavista) gặp phải các vấn đề:

Và PageRank được lập nên nhằm giải quyết 2 vấn đề này.

Google PageRank hoạt động như thế nào?

Giả sử trang web A được các trang T1… Tn trỏ đến. Ta có công thức tính chỉ số Page Rank của trang A như sau:

Trong đó:

Tham số d (d: damping factor): Hệ số điều chỉnh (*) có thể được đặt trong khoảng từ 0 đến 1. Đa phần thường lấy d là 0,85.

Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về tham số d trong phần kế tiếp.

Lưu ý: PageRanks tạo một tỉ lệ % phân bố điểm số trên các trang web, do đó pagerank của tổng tất cả các trang web sẽ là một.

Bạn đang bối rối phải không? Tôi sẽ giải thích đơn giản hơn.

Google định nghĩa 3 yếu tố trong khi tính PageRank của trang web, đó là:

Giả sử trang C có 2 liên kết: 1 từ trang A & 1 từ trang B. Trang A mạnh hơn trang B và cũng có ít liên kết trỏ ra ngoài hơn.
Đưa thông tin này vào thuật toán PageRank và bạn sẽ nhận được PageRank của trang C.

Công thức PageRank có 1 yếu tố được gọi là hệ số điều chỉnh – Tham số d (damping factor – dịch sát nghĩa ra là hệ số giảm xóc).

Tham số d mô phỏng  xác suất của một người dùng ngẫu nhiên liên tục nhấp vào liên kết trên trang khi họ truy cập vào website.

Thực tế số lần click vào link sẽ giảm dần trong quá trình người dùng dạo chơi trên website của bạn.

Hãy nghĩ như thế này:

Xác suất bạn click vào liên kết trên trang đầu tiên bạn truy cập là khá cao. Nhưng khả năng bạn click vào link trên trang tiếp theo sẽ giảm dần một chút. Và cứ thế tiếp tục giảm cho đến khi bạn thoát khỏi web.

Theo đó, tổng điểm số cho một trang web sẽ được nhân với hệ số điều chỉnh d của Google (thường được lấy bằng 0,85) với mỗi lần lặp của thuật toán PageRank.

Chẳng hạn, trang gtvseo.com link đến một trang thông qua 4 bước nhảy liên kết. Thì giá trị của liên kết đó sẽ bị giảm xuống, cứ thế đến trang web cuối cùng thì sẽ chẳng còn giá trị gì.
Nhưng nếu người dùng link đến cùng một trang chỉ qua 2 bước nhảy thì liên kết đó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trang

Tại sao Google công khai loại bỏ PageRank?

Đây là những gì một phát ngôn viên của Google đã trong năm 2016:

Khi Internet phát triển và mọi người hiểu hơn về Internet, điểm số trên Toolbar PageRank – chỉ là một chỉ số đơn lẻ dần không còn hữu ích đối với người dùng.

Do vậy, việc loại bỏ Pagerank toolbar giúp tránh gây nhầm lẫn cho người dùng và quản trị viên trang web về tầm quan trọng của chỉ số này.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến Google loại bỏ công khai Pagerank. Một yếu tố khác góp phần vào quyết định này chính là: spam link.

Thực tình mà nói, các SEO đã từng bị ám ảnh trong thời gian dài với chỉ số Pagerank và xem nó là một yếu tố giúp Google xếp hạng website. Và nguyên nhân đơn giản cũng chỉ vì cái tên “pagerank” (xếp hạng trang) của nó.

Do vậy, mọi người đã sớm bắt đầu mua bán các link có “PageRank cao”.  Và nó mở ra một thị trường cực kỳ lớn, và đến giờ vẫn còn tồn tại

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào người bán có thể mua các link có pagerank cao, thì thực ra có rất nhiều cách.
Vào giữa những năm 2000, một trong những chiến thuật mua lại pagerank chính là để lại bình luận trên blog.

Đối với Google, đây là một vấn đề lớn. Về cơ bản, các liên kết được đánh giá có chất lượng tốt bởi vì chúng được link đến các trang thực sự chất lượng.

Các liên kết không tự nhiên làm cho thuật toán của Google kém hiệu quả hơn trong việc phân loại và sắp xếp các trang chất lượng cao so với các trang chất lượng thấp.

Giới thiệu về “nofollow”

Sự ra đời của Page Rank cũng gây ra một vấn đề:

Rất nhiều SEOer spam comment và đi link trên các blog có page rank cao nhằm tăng thứ hạng của website. Những comment này thường có dạng “Truy cập web abc.com để nhận mã khuyến mãi” chẳng hạn.

Vào năm 2005, Google đã hợp tác với các công cụ tìm kiếm lớn khác để giới thiệu thuộc tính nofollow.
Bằng cách sử dụng thuộc tính nofollow, quản trị viên web có thể ngăn chặn việc thất thoát PageRank của web mình sang các liên kết cụ thể khác.

Khi Google thấy thuộc tính (rel=”nofollow”) trên các siêu liên kết. Điều đó có nghĩa là các liên kết đó sẽ không được Google bot crawl. Và link đó cũng sẽ không được hưởng bất kỳ giá trị gì từ website của bạn.

Ngày nay, hầu hết tất cả các hệ thống CMS bình luận “nofollow” blog đều được liên kết ở chế độ mặc định này.
Nhưng khi Google giải quyết được một vấn đề, thì một vấn đề khác tồi tệ hơn cũng xuất hiện, đó là:

PageRank Sculpting (Chế tác PageRank)

Công thức PageRank ban đầu chỉ ra rằng:

PageRank được chia đều cho các out link trên một trang web.

Vì vậy, nếu PageRank của một trang là Y và trang đó có 10 outlink, số lượng PageRank được chuyển qua mỗi liên kết là Y/10.

Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn thêm thuộc tính của nofollow vào 9 trong số 10 liên kết đó?

Chắc chắn nó sẽ chặn không cho PageRank thất thoát đến 9 liên kết này. Từ đó, toàn bộ PageRank sẽ được chuyển qua chỉ 1 liên kết trên trang.

Liệu điều này có đúng không?

Ban đầu, điều trên là đúng. Đây là trường hợp khi các quản trị web đã bắt đầu thêm thuộc tính nofollow vào các trang mà họ cho là ít quan trọng hơn (ví dụ: các outbound link, …).

Điều này cho phép họ “sculpting” – chế tác PageRank trên trang web của mình. Hiểu đơn giản chính là bạn nắm quyền điều hướng sức mạnh dòng chảy của Page Rank trên website mình.

Ví dụ:

Nếu họ có một trang có điểm số PageRank là 7.

Để tăng cường “sức mạnh” của một trang cụ thể, họ sẽ chỉ link đến trang có PageRank cao và “nofollow” tất cả các liên kết khác trên trang. Bằng cách đó, đa phần số lượng PageRank sẽ được gửi đến 1 trang họ chọn.

VD: Trang A của bạn có 10 điểm PageRank và liên kết đến 10 trang khác, trong đó có 5 trang để “nofollow” => 5 trang không có nofollow sẽ nhận được mỗi trang 10/5 = 2 điểm page rank.

Tuy nhiên, về sau này, ngay cả khi bạn để thuộc tính “nofollow” đi chăng nữa thì điểm PageRank cũng không được chuyển sang các trang còn lại.

Dưới đây là một minh họa về sự khác biệt:

Tôi không biết công thức “nofollow” này có còn hiệu quả hay không. Google đã thay đổi vào 9 năm trước rồi. Mọi thứ có thể đã khác.

Còn nhiều yếu tố khác (chẳng hạn, vị trí của link trên trang) cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị chuyển đổi của link.

Nhưng những gì tôi biết chắc chắn đó là …

Thêm thẻ nofollow vào một số link sẽ không thể đưa thêm dòng chảy “link juice” vào phần các link còn lại trên trang.

Vì sao Google công khai loại bỏ PageRank?

Ngay sau khi giới thiệu “dofollow” và “nofollow”, Google đã xóa dữ liệu PageRank khỏi Webmaster Tools.

Sau đó vào năm 2014, John Mueller của Google khuyên mọi người nên ngừng chú trọng và sử dụng PageRank vì nó sẽ không còn được cập nhật nữa!

Tôi sẽ không sử dụng PageRank hoặc liên kết như một chỉ số đo lường nữa. Lần cuối cùng PageRank được cập nhật đã là 1 năm và Google cũng không có kế hoạch thực hiện cập nhật thêm.

Năm 2016, Toolbar PageRank đã chính thức bị xóa sổ.
Điều này khiến cho việc mua bán các liên kết có pagerank cao trở nên khó khăn hơn. Vì không có cách nào để tìm ra PageRank “thật” của một trang web.

Liệu có chỉ số nào thay thế cho pagerank không?

Thực ra không tồn tại một chỉ số nào hoàn toàn giống PageRank.

Nhưng hiện tại có một vài chỉ số tương tự với chỉ số pagerank – đơn cử là chỉ số UR (URL Rating) của Ahrefs.

UR – URL Rating là gì?

URL Rating của Ahrefs (UR) là chỉ số cho thấy sức mạnh và độ uy tín của URL cụ thể trên trang web.

UR được tính trên thang điểm từ 1 – 100. Điểm số càng cao chứng tỏ URL đó càng mạnh

Ví dụ, bạn có thể thấy UR của gtvseo.com/seo-la-gi/ là 25.

Vậy làm cách nào để kiểm tra UR của website? Đơn giản bạn chỉ cần:

Vào Site Explorer >  Điền URL bạn muốn kiểm tra   >  Enter

Hoặc sử dụng Ahref’s SEO toolbar.

So sánh URL rating (UR) và PageRank

Liệu kết quả của 2 chỉ số này có thực sự giống nhau?

Với cùng một trang, khi tính toán chỉ số UR và PageRank thì kết quả cho ra không giống nhau. Và chỉ có Google mới biết chính xác PageRank được tính toán như thế nào.

Nhưng tôi biết rằng chỉ số UR có thể so sánh với công thức Google PageRank gốc theo 4 cách sau:

Remember: This is how URL Rating (UR) compares to the original PageRank formula. Google has almost certainly iterated and improved upon their formula in the 21 years since its inception.

Lưu ý: Đây là cách UR được so sánh với công thức PageRank cũ.
Chắc chắn, Gã khổng lồ này đã cải tiến và nâng cấp công thức này từ 21 năm ngay từ lúc Google được thành lập.

Đơn giản, Google liên tục nâng cấp tiêu chí đánh giá website của mình. Và đến nay thì kết quả tìm kiếm của Google vẫn là tốt nhất so với bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác.

URL Rating khác với PageRank như thế nào?

Thực ra mà nói, không ai biết được các yếu tố nào trực tiếp quyết định việc đánh giá website của Google, cũng như mức độ quan trọng (tỉ lệ) giữa các yếu tố với nhau.

Chỉ riêng thực tế này đã gây khó khăn cho việc biết được UR khác gì với PageRank như thế nào, bởi vì tôi không hoàn toàn hiểu được cách mà Google đánh giá giá trị của một liên kết trong năm 2018.

Ngay cả khi nói đến những điều có vẻ cơ bản, như cách các liên kết được tính toán chỉ số PageRank, mọi thứ sẽ không đơn giản như bạn nghĩ.
Bởi vì, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến website, như hình dưới đây chẳng hạn:

Đây là một thử nghiệm tuyệt vời khi phỏng vấn các SEO.
Trình thu thập thông tin Ahrefs (Ahrefs’ crawler) đếm có 8 liên kết đến trang B, nhưng không phải trình thu thập thông tin nào cũng đều hoạt động theo cách thức này.

Tôi không biết Google tính số link này như thế nào.
Hơn nữa, việc đếm các liên kết thực tế chỉ là một phần nhỏ. Khi bạn bắt đầu tính toán giá trị của mỗi liên kết, độ phức tạp sẽ đạt đến một cấp độ hoàn toàn mới.

Dưới đây là một số câu hỏi khác mà tôi cũng không biết chắc chắn câu trả lời:

1. Chuyển đổi PageRank có phụ thuộc vào vị trí của liên kết trên trang không?

Google đã chỉ ra rằng: PageRank có thể phụ thuộc vào vị trí của liên kết trên trang.

Ví dụ: Liên kết nằm ở đầu trang hoặc các vị trí cao hơn sẽ nhận được PageRank nhiều hơn so với các link ở vị trí cuối trang.

Tương tự với các link trong thanh sidebar so với các link trong nội dung chính.

Bạn có nên sử dụng UR thay thế cho PageRank không?

URL Rating là một chỉ số phù hợp để thay thế cho PageRank vì nó có nhiều điểm chung với công thức PageRank ban đầu.
Tuy nhiên, nó không phải là thay thế cho những chỉ số khác. Trên thực tế, UR không tính đến nhiều yếu tố khác như của Google PageRank.

Vì vậy, lời khuyên của tôi là sử dụng nó, nhưng không hoàn toàn chỉ dựa vào nó để đánh giá website.

Cách tăng cường PageRank của bạn

Trước khi tôi bắt đầu với phần này, tôi muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng:

Đây không phải là về cách tối ưu hóa PageRank hoặc chỉ số UR.

Nhiệm vụ thực sự là đảm bảo rằng bạn không bị mất hoặc thất thoát PageRank trên trang web của bạn.
Vì thế, có 3 phần bạn cần tập trung vào:

1. Liên kết nội bộ:

Cách bạn liên kết các trang với nhau trên trang web của mình ảnh hưởng đến dòng chảy của “authority” và “link juice” trên web của bạn.

2. Liên kết ngoài:

Cả UR và PageRank chia sẻ hiệu quả tính authority giữa tất cả các outlink trên một trang.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên xóa hoặc xóa các liên kết bên ngoài. (Hãy đọc tiếp, tôi sẽ giải thích chi tiết hơn)

3. Backlinks:

Backlinks mang lại dòng chảy “link juice” vào trang web của bạn, mà bạn nên giữ gìn cẩn thận.
Giờ thì hãy nhìn vào từng yếu tố chi tiết hơn nhé!

Liên kết nội bộ

Backlinks không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Mọi người có thể liên kết đến bất kỳ trang nào trên trang web mà họ chọn và họ có thể sử dụng bất kỳ văn bản nào họ thích.

Nhưng liên kết nội bộ lại khác!
Bạn có toàn quyền kiểm soát chúng.

Nhưng đây là một vài cách để bạn cải thiện pagerank với liên kết nội bộ của mình.

1. Giữ nội dung quan trọng càng gần trang chủ của bạn càng tốt

Trang chủ của bạn gần như chắc chắn là trang mạnh nhất trên trang web của bạn.

1.Hầu hết các backlink sẽ trỏ đến trang chủ của bạn:
Bạn có thể thấy rằng số lượng liên kết đến trang chủ của bạn là cao nhất trong số các trang trên trang web của bạn.

2.Hầu hết các URL trong web liên kết với trang chủ thông qua nút home

Vì vậy, một trang càng gần với trang chủ của bạn (về mặt cấu trúc liên kết nội bộ), thì càng nhận được nhiều authority.
Đó là lý do tại sao bạn nên đặt nội dung quan trọng càng gần trang chủ càng tốt.

Nhưng, bạn không thể liên kết trang chủ với tất cả các trang của mình!

Tin vui là trang chủ của bạn không phải là trang có giá trị cao duy nhất trên một trang có khả năng chuyển quyền sang các trang khác.
Nếu bạn rất muốn gửi thêm “link juice” đến một trang cụ thể, hãy làm điều này:

  1. Sử dụng báo cáo “Best by Links” để tìm các trang có thẩm quyền cao nhất trên trang web của bạn
  2. Liên kết trang này đến trang mà bạn đang cố gắng tăng UR cho nó

2. Sửa các trang web “mồ côi”

PageRank truyền khắp một trang web thông qua các internal link và external link.
Điều đó có nghĩa là “link juice” chỉ có thể chảy đến một trang nếu nó thực sự liên kết từ một hoặc nhiều trang trên web.

Nếu một trang không có bất kỳ liên kết nào, thì nó được gọi là một trang “mồ côi” hay orphan pages.
Để tìm các trang như vậy, trước tiên bạn cần một danh sách tất cả các trang web trên web của bạn.

Khi bạn đã có danh sách này, hãy thu thập dữ liệu trang web của bạn trong công cụ Kiểm tra trang web của Ahrefs, sau đó hãy sử dụng Internal link đến chúng.

Liên kết ngoài

Nhiều người cảm thấy rằng việc liên kết với các web khác sẽ kìm hãm thứ hạng website của họ.
Điều đó không đúng!

Các liên kết bên ngoài sẽ không gây hại cho bạn, vì vậy bạn không nên lo lắng về việc liên kết đến các trang web khác.

Đúng là bạn càng có nhiều liên kết trên một trang, thì càng ít giá trị mà mỗi liên kết sẽ chuyển đến.

Nhưng tôi khá chắc chắn rằng vào năm 2018, việc tính toán giá trị của mỗi liên kết trên một trang không đơn giản như vào giữa năm 1990 khi Google nộp bằng sáng chế PageRank ban đầu.

Vì vậy, trong khi bạn có thể tích trữ các liên kết và không liên kết với bất kỳ ai, điều đó không có nghĩa là Google sẽ thưởng cho bạn vì đã làm như vậy.

Không liên kết với bất kỳ website nào khác cũng giống như việc bạn đang thao túng liên kết, cố gắng điều hướng PageRank trên website của mình. Điều này không tự nhiên chút nào! Và tôi tin rằng, Google cũng chẳng thích cách này!

Liên kết bên ngoài tồn tại bởi vì chúng phục vụ một mục đích; nó hướng người đọc đến các nguồn kiến thức mở rộng nếu người đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm!
Do đó, bạn nên liên kết ra bất cứ khi nào cảm thấy nó hữu ích cho người dùng!

Dưới đây là một vài cách outlink bạn có thể làm theo:

1.Đừng “nofollow” các liên kết bên ngoài, trừ khi nó thật sự cần thiết

Đây là những gì Google nói về các liên kết nofollow:

Nói chung, chúng tôi không theo dõi nó. Điều này có nghĩa là Google không chuyển PageRank hoặc văn bản trên các liên kết này.

Một số trang web (Forbes, HuffPo, v.v.) hiện tại “nofollow” tất cả các liên kết bên ngoài của họ theo mặc định.

Liệu đây có phải là cách làm tốt? Không hẳn vậy.

Hầu hết các trang web này đã chọn làm như vậy bởi vì một số copywriter của họ đang bí mật bán các liên kết từ các bài viết của mình.
Và vì vậy, một lệnh cấm đối với các liên kết bên ngoài “dofollow”đã được lập ra..

Nhưng rất có thể bạn không gặp vấn đề này.

Trong trường hợp đó, bạn không cần phải nofollow tất cả các liên kết bên ngoài của bạn. Mà chỉ nên “nofollow” liên kết bên ngoài:

2. Sửa các liên kết ngoài bị hỏng

Liên kết bên ngoài bị hỏng góp phần vào một trải nghiệm xấu cho người dùng. Những liên kết này cũng làm thất thoát PageRank.

Làm thế nào để bạn sửa chữa chúng?

Trước tiên bạn cần tìm ra các trang 404. Và sau đó hãy chuyển hướng 301 Redirect chúng đến các trang trong website có liên quan.

Backlinks

Backlinks tăng PageRank của liên kết đến trang. Tuy nhiên, không phải tất cả các backlinks đều tạo ra cùng giá trị như nhau.

Google xem xét hàng trăm yếu tố để xác định giá trị thực của một backlinks.

Dưới đây là một vài kĩ thuật hữu ích để tận dụng tối đa các backlinks của bạn:

1. Tập trung vào việc xây dựng liên kết từ các trang UR cao

PageRank được truyền giữa các trang, không phải tên miền.
Một liên kết từ trang có authority cao đến trang có authority thấp sẽ có giá trị cao hơn liên kết từ trang có authority thấp đến trang có authority cao.

2. Sửa các trang bị hỏng làm lãng phí “link juice”.

Các backlinks không chỉ thúc đẩy quyền hạn của các trang web mà nó trỏ link đến, mà còn cho mọi trang được liên kết nội bộ trên trang web.
Lý do là, PageRank chạy từ trang này sang trang khác thông qua các liên kết nội bộ.

Nhưng nếu bạn có các backlinks trỏ đến một trang bị hỏng, thì bất kỳ “link juice” nào đều bị lãng phí bởi vì nó không có nơi nào để chảy đến.

Do đó, bạn nên sửa bất kỳ trang bị hỏng nào có backlinks trỏ đến chúng.
Bạn có thể tìm thấy các trang như vậy bằng cách thêm bộ lọc “404 not found” vào báo cáo Best by links.

Site Explorer> nhập tên miền của bạn> Best by links> add a 404 filter
(hình ảnh)

Điều này cho bạn thấy tất cả các trang bị hỏng trên trang web của bạn, cộng với số lượng liên kết nó từng có.

3. Đừng bị che mắt bởi “authority”; context cũng quan trọng

PageRank rất quan trọng, context (bối cảnh để đặt liên kết) cũng vậy.
Ý của tôi là gì?

Hãy tưởng tượng rằng bạn có một blog về mèo và bạn viết một bài đăng trên blog về việc con mèo đã cào vào chỗ ngồi của chiếc xe hơi BMW của bạn.
Trong bài đăng, bạn liên kết đến một trang sản phẩm có liên quan trên trang web chính thức của BMW.

Liệu liên kết này không liên quan vì nó đến từ một blog về mèo?

Không. Nó vẫn hoàn toàn hợp pháp và có liên quan.
Tuy nhiên, nó có thể có ít giá trị hơn trong mắt Google so với một liên kết từ một blogger nổi tiếng khác, người đã viết toàn bộ bài viết về mẫu xe BMW đó một cách cụ thể.

Lời kết

Hầu hết các SEOer không bao giờ nghĩ về Google PageRank vì những lý do rõ ràng: nó đã lỗi thời và không có cách nào để nhìn thấy chỉ số PageRank cho một trang nữa.

Nhưng điều quan trọng cần nhớ là công thức PageRank là nội dung cốt lõi cho rất nhiều kĩ thuạt SEO hiện tại.
Nó là lý do tại sao các backlinks vẫn quan trọng và cũng đồng thời giải thích cho việc các chuyên gia SEO vẫn chú ý nhiều đến liên kết nội bộ ngày nay.

Điều đó không có nghĩa bạn nên quá mù quáng để cố gắng tối ưu cho PageRank.
Bạn không nên.

Nhưng hãy hiểu rằng bất cứ khi nào bạn xây dựng liên kết, hãy chú ý đến cấu trúc liên kết nội bộ của bạn hoặc kiểm tra các liên kết bên ngoài của bạn.
Những gì bạn thực sự đang làm đã gián tiếp tối ưu hóa cho PageRank!

Nguồn: gtvseo.com

CÔNG TY TNHH HBMEDIA – HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 – Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 6253 8332
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Chăm sóc khách hàng : 0933 534 039
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7