HBmedia Company

Gamification Marketing – Tăng Doanh Thu Đột Phá Bằng Sự Tinh Tế Trong “Cách Tặng”

Tặng Voucher nhưng khách không có “hứng thú” dùng? Hay khách hàng chỉ nhận mã khuyến mãi nhưng không tương tác, không để lại dữ liệu khiến cho việc xây dựng Branding và chương trình khách hàng thân thiết kém hiệu quả? Hãy để HBMEDIA bày cho doanh nghiệp cách thay đổi tinh tế trong “cách tặng” với Gamification Marketing – “Bản đồ” dẫn lối giải quyết các vấn đề trên.

Tại sao nói Gamification Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh thu? 

Thu hút khách hàng qua hiệu ứng khan hiếm

Sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử đã khiến cho xu hướng “tặng” voucher cho khách hàng dần trở thành điều tất yếu. Nếu như trước kia, một năm chỉ có một hai lần giảm giá thì ngày nay, hoạt động giảm giá được tổ chức thường kỳ hàng tháng. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ đơn giản gửi đến cho khách hàng các voucher đều đặn, khách hàng sẽ chẳng mấy mặn mà với nó.

Không mua bây giờ thì mua lúc khác, tháng sau sẽ lại có voucher.”

Hay

Những voucher này là voucher được phát hàng loạt, người bán đã tính cả rồi, giảm như không giảm. Phải là những voucher đặc biệt được gửi riêng thì mới thực sự là giảm giá. 

Rõ ràng, kích cầu thông qua mã giảm giá đã không còn hiệu quả như trước. Điều này là bởi voucher không còn là một thứ khan hiếm khiến khách hàng mong đợi và “cần chớp lấy thời cơ ngay nếu không sẽ không kịp” nữa. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn cầu, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã triển khai phát mã giảm giá thông qua game.

Gamification Marketing giải quyết được 2 vấn đề. Thay vì doanh nghiệp chủ động phát voucher cho khách hàng, khách hàng sẽ phải tự lấy nó thông qua việc chơi game. Chút thay đổi nho nhỏ trong “cách tặng” này sẽ khiến khách hàng vui vẻ và có thêm động lực tiêu dùng. Bên cạnh đó, tạo hiệu ứng khan hiếm khi không phải khách hàng nào cũng hoàn thành trò chơi và nhận thưởng.

Những con số “biết nói”

Theo báo cáo của Mordor Intelligence, vào năm 2020, thị trường Game hóa đã chạm mốc 10.19 triệu đô la và dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2026. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hấp dẫn mà Gamification Marketing đem lại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

(Nguồn: https://www.growthengineering.co.uk/19-gamification-trends-for-2022-2025-top-stats-facts-examples/

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rõ, bán lẻ là ngành có tỷ lệ ứng dụng Gamification Marketing cao nhất với 28,6%. Top 3 còn có sự góp mặt của ngành giáo dục & nghiên cứu và ngân hàng. Ngoài ra, biểu đồ còn thể hiện mức độ gần như tương đồng giữa các ngành trong việc tiếp thị game hóa khi không có ngành nào lấn át hoàn toàn các ngành khác và không có ngành nào có tỷ lệ thấp hẳn. Điều này cho thấy, Gamification Marketing đang là mối quan tâm của hầu hết các ngành nghề và hầu hết các nhóm ngành đều đã “đặt một ngón chân” vào việc triển khai game hóa.

Những ví dụ về Gamification Marketing nổi bật

Dưới đây là các ví dụ thực tế về Gamification Marketing ở 3 ngành nổi bật nhất là Bán lẻ, Giáo dục & Nghiên cứu, Tài chính & Ngân hàng.

1. Ngành bán lẻ

Trào lưu ứng dụng game vào kinh doanh ngành bán lẻ khởi nguồn từ Trung Quốc và bùng nổ khi có sự tham gia của nhiều ông lớn như Alibaba và Taobao. Tại Việt Nam, hầu hết các sàn thương mại điện tử đều đã triển khai Gamification Marketing.

Chúng ta có Shopee với vòng quay may mắn, nông trại, bắn bóng, đập kẹo. Có Lazada với vòng quay trúng thưởng, đèn thần và trứng may mắn. Các game có mục đích lấy voucher, tích xu và này được các sàn thương mại điện tử triển khai nhằm thu hút khách hàng tham gia và tăng chuyển đổi.

Bên cạnh Shopee và các sàn thương mại điên tử, Unilever và TH True Milk cũng đã nhanh chóng ứng dụng Gamification Marketing

2. Ngành giáo dục và nghiên cứu

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp giáo dục đang phải chi trả số tiền khá lớn hàng tháng để sử dụng phiên bản mất phí của các phần mềm trò chơi. Trong khi đó, những phần mềm miễn phí thì lại gặp nhiều vấn đề trong giới hạn số lượng, giới hạn trò chơi,…

Rõ ràng việc tạo ra một app có tích hợp Gamification Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Không chỉ vậy, xây dựng app giúp doanh nghiệp triển khai được đa dạng các tính năng khác chứ không chỉ tạo game.

3. Ngành tài chính và ngân hàng

Hầu hết các ứng dụng ví điện tử như Momo, Viettel Pay, VNPay hiện này đều đã đem mô hình Gamification vào trong hoạt động kinh doanh để tăng tương tác với khách hàng và thu hút thanh toán trên nền tảng của mình. Đây chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ dành cho các ngân hàng truyền thống.

Triển khai Gamification Marketing qua Growth Zalo Solution

Xây dựng App là cách phổ biến, hiệu quả và phù hợp nhất để tích hợp Gamification Marketing vào kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí cho native app là quá cao. Chính vì vậy, Zalo Mini App là sự lựa chọn phù hợp hơn cả.

HBMEDIA tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai Zalo Mini App. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xây dựng Zalo Mini App riêng hoặc tích hợp trong bộ giải pháp Growth Zalo Solution nhằm khai thác triệt để sức mạnh của nền tảng này.

Ví dụ tiêu biểu nhất là Lucky Draw – một mini game cực kỳ thành công mà HBMEDIA đang triển khai. Tựa game này thu hút bởi dễ triển khai, dễ tích hợp, dung lượng nhẹ và không tốn quá nhiều thời gian của khách hàng.

Lựa chọn triển khai Gamification Marketing qua Growth Zalo Solution, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ sở hữu:

Nếu quan tâm đến hoạt động triển khai Gamification Marketing của HBMEDIA, doanh nghiệp hãy kết nối với chúng tôi ngay tại đây.