HBmedia Company

Điểm mặt 14 loại khuyến mãi phổ biến

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Khuyến mãi được định nghĩa là sự thay đổi giá cả hoặc tặng kèm quà trong một thời gian nhất định để kích thích tăng trưởng doanh số cũng như gia tăng nhận thức về sản phẩm. Trong thời buổi ngành bán lẻ cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay, Marketers cần phải thật thông minh, biết khi nào thì nên làm gì, theo hình thức nào.

Hiện nay, các hình thức khuyến mãi gồm có 14 loại và được chia vào 3 nhóm chính tương ứng với 3 nhiệm vụ là: tăng mức độ xâm nhập thị trường, tăng tần suất mua hàng và tăng giá trị mua hàng. Trong bài viết này, TM sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về 14 loại khuyến mãi để có chiến thuật sử dụng hợp lý.

Nhóm các hình thức khuyến mãi tăng mức độ xâm nhập thị trường (Penetration) – người mua hàng mới

1. Giá dùng thử

Là việc đặt một mức giá rẻ bất ngờ cho một sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thu hút thêm Shopper mua dùng thử.

Ví dụ: Hạt nêm Chinsu vị ngọt thanh từ tôm có giá dùng thử 8.000 đồng trong khi giá niêm yết là 16.000 đồng. Điều lưu ý cho hình thức này là nếu không tính toán hợp lý về mức niêm yết và khoảng thời gian niêm yết thì khi sản phẩm quay về với giá gốc, shopper sẽ có thể “bỏ rơi” không quay lại mua sản phẩm mới bởi họ đã “quen” mua giá dùng thử.

2. Tặng kèm sản phẩm mới dung tích nhỏ

Chẳng hạn chương trình khuyến mãi mua nước tương đậm đặc Maggi sẽ được tặng nước tương cay Maggi 100ml mới cùng thời điểm. Hình thức giá dùng thử, tặng kèm sản phẩm nhỏ chính là kích cầu mua sắm, gia tăng sự nhận diện thương hiệu và thường áp dụng đối với những sản phẩm mới ra thị trường.

3. Khuyến mãi tặng hàng thuộc ngành hàng khác để giới thiệu sản phẩm mới

Được hiểu là tặng một sản phẩm A khi mua sắm sản phẩm B khác ngành hàng.

Ví dụ: Mua dầu gội X-men được tặng một chai lăn khử mùi X-men. Hình thức này thường áp dụng cho các ngành hàng nhỏ, ít lợi nhuận kết hợp với sản phẩm chủ lực hoặc thương hiệu khác đang mạnh, nằm trong “Top of mind” của người mua hàng và hai sản phẩm thường cùng thuộc một công ty.

4. Khuyến mãi tặng hàng thuộc phân khúc khác để khuyến khích mua sản phẩm cao cấp hơn

Tương tự như khuyến mãi tặng hàng thuộc ngành hàng khác, điểm khác biệt là sẽ là sản phẩm cùng ngành hàng nhưng ở phân khúc khác nhau.

Ví dụ: Khi mua dầu gội đầu X-men được tặng dầu gội X-men for boss. Ở trong ví dụ này, X-men for boss là dòng sản phẩm mới và cao cấp hơn nhưng chưa được biết đến rộng rãi. Hình thức này với mục đích thu hút thêm người mua hàng đến phân khúc của sản phẩm tặng kèm (thường là phân khúc cao cấp).

5. Tặng dùng thử miễn phí (Sampling)

Giống như các hình thức khuyến mãi tặng hàng. Tuy nhiên, ở đây là Shopper không cần phải mua một món hàng khác để nhận được món hàng này.

Ví dụ: Ở các siêu thị thường có các hoạt động kích hoạt điểm bán như tham gia trò chơi có thưởng với quà tặng là sản phẩm mới hoặc cho dùng thử trực tiếp sản phẩm mới thường là sản phẩm size nhỏ. Hình thức rất có ý khi chính người mua hàng sẽ trải nghiệm trực tiếp sản phẩm và khiến họ có ấn tượng tốt về sản phẩm để mua size lớn sau này.

Nhóm  các hình thức khuyến mãi giúp tăng tần suất mua hàng (Frequency)

Nhóm này có đặc điểm chính là người mua hàng mua với số lượng nhiều hơn, mua nhiều lần hơn.

6. Giảm giá

Đây là hình thức khuyến mãi phổ biến nhất hiện nay, thường được các nhà bán lẻ giảm giá theo theo thời điểm như giảm giá cuối tuần với chiết khấu đặc biệt hoặc giảm giá trong “khung giờ vàng” (Happy hour promotion) cinema, shopping mall, e-commerce. Giảm giá thường được áp dụng với mục đích kích thích tiêu dùng, xả hàng tồn kho để thu hồi vốn, cắt giảm rủi ro và cập nhật mẫu mới. Với mỗi lần giảm giá này, nhãn hàng có thể “dụ” được khách hàng phát sinh mua nhiều lần hơn ngoài dự tính và nhu cầu của họ.

7. Chương trình thu thập

Thường là các hoạt động thu thập để trúng thưởng hoặc đổi tem phiếu để nhận quà. Sau khi mua hàng và thu thập đủ theo yêu cầu của nhãn hàng, khách hàng sẽ được bốc thăm để nhận giải thưởng, quà tặng, các sản phẩm…Chương trình này sẽ tạo nên sự hứng thú cho khách hàng khi mua sắm, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

Ví dụ: Thu thập đủ que kem ghép lại đủ chữ Merino để nhận 1 xe Honda Air Blade.

8. Voucher/ Coupon mua sắm

Thường là các phiếu mua hàng giảm giá nhằm để giữ chân khách hàng khi mua đủ lượng hàng ở một mức lớn nhất định.

Ví dụ: Các loại voucher phổ biến như mua hàng trị giá 100.000, 300.000 đến vài triệu đồng, cũng có thể là voucher dùng để mua hàng giảm giá theo %. Hơn nữa, với tính chất quà tặng, một kết quả rõ ràng của voucher là chúng sẽ tăng doanh thu từ việc khách hàng mua nhiều hàng hơn dự kiến.

9. Tích lũy điểm thẻ thành viên

Ví dụ, chương trình khách hàng thân thiết của chuỗi siêu thị Co.opmart. Nếu tích đủ một số điểm nhất định thì Shopper có thể đổi thành các phiếu chiết khấu. Hầu hết các cửa hàng, siêu thị hiện nay đều có chương trình thẻ tích điểm, thẻ hội viên cho Shopper mỗi khi mua sắm, nhiều doanh nghiệp cũng cửa hàng kinh doanh cũng chọn hình thức này để giữ chân Shopper và tăng sự trung thành của họ.

10. Giảm giá trên lần mua hàng tiếp theo

Là các hoạt động tri ân khách hàng như giảm giá đối với người mua đã sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài. Với mục tiêu chính là “lôi kéo” Shopper sẽ quay trở lại trong lần mua hàng tiếp theo nhằm tăng mức độ mua sắm thường xuyên của họ. Cách này thường áp dụng cho nhãn hàng có sự cạnh tranh gay gắt, không có sự khác biệt quá lớn giữa các sản phẩm trong cùng ngành hàng cũng như Shopper thường không “trung thành” với bất kỳ một nhãn hàng cụ thể nào.

Nhóm các hình thức khuyến mãi tăng giá trị mua hàng (Value of purchase)

Được hiểu là các hình thức này khiến cho Shopper phải chi nhiều hơn cho các sản phẩm dung tích lớn hoặc mua sản phẩm cao cấp hơn.

11. Combo sản phẩm

Thường được gọi là bán hàng theo gói/ túi gồm 2-3 sản phẩm và thường được tung combo theo mùa hoặc theo sự kiện.

Ví dụ: Combo mùa Tết, Combo mùa tựu trường, Combo mùa Trung thu. Hình thức này thường nhấn mạnh vào yếu tố tiết kiệm chi phí, khiến khách hàng móc hầu bao nhiều hơn trên 1 lần mua.

12. Khuyến mãi sản phẩm dung tích lớn

Ví dụ, các chương trình mua “1 thùng sữa 1 lít” sẽ được tặng một balo hoặc mua sản phẩm lớn từ “2 lít trở lên” được giảm 15%. Và thường được áp dụng với shopper là các hộ gia đình nhằm đánh vào tâm lý tiết kiệm chi phí của các bà nội trợ khi đi mua sắm nhằm khiến họ chi nhiều hơn và lâu dài hơn.

13. Chương trình gói giỏ quà

Là tập hợp rất nhiều sản phẩm khác nhau được “gói” lại, thường được mua vào dịp lễ, tết với mục đích đem biếu tặng. Thực tế, đa số Shopper hầu như không quan tâm bên trong gói bao gồm sản phẩm gì mà chỉ quan tâm đến giá và hình thức của gói hàng. Do đó, những người làm trade luôn cố gắng “deal” với nhà bán lẻ để làm sao có thể “nhét” càng nhiều sản phẩm vào giỏ càng tốt.

14. Khuyến mãi thêm nếu chọn dòng cao cấp

Chẳng hạn như mua một chiếc Galaxy S7 Edge được tặng sạc không dây cao cấp. Hình thức này nhấn mạnh sự khác biệt, đẳng cấp của dòng sản phẩm này so với các dòng còn lại cũng như tạo cho người mua hàng một tâm lý mua hàng tốt với giá “hời” và thường được áp dụng cho các ngành hàng làm đẹp hay công nghệ.

Tạm kết

Am hiểu tường tận các hình thức khuyến mãi cũng như đặc điểm của ngành hàng là bước chuẩn bị quan trọng để Trade Marketer quyết định hình thức thích hợp cho các chương trình khuyến mãi, từ đó xây dựng kế hoạch thực thi một cách tối ưu nhất. Lựa chọn hình thức khuyến mãi hiệu quả là một trong những nghiệp vụ quan trọng của Trade Marketer.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7