Nội dung chính
- 1 Shopee là gì?
- 2 Nhu cầu mua hàng trên Shopee hiện nay như nào?
- 3 Bán hàng trên Shopee có hiệu quả không?
- 4 Bán hàng trên Shopee có mất phí không?
- 5 Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?
- 6 Bán hàng trên Shopee nhận tiền như thế nào?
- 7 Những chính sách cần chú ý khi bán hàng trên Shopee
- 8 Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất dành cho bạn
- 9 Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
Đứng đầu trong mảng phát triển thương mại điện tử cũng như sở hữu mức độ “phủ sóng” tại Việt Nam lớn nhất chính là Shopee. Đồng thời với những cá nhân kinh doanh online hay ai đang muốn tập tành khởi nghiệp trang web này cũng được biết đến như một sự lựa chọn hàng đầu.
Với một gian hàng “ảo” được đăng ký trên Shopee bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được với đông đảo khách hàng của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn thường băn khoăn không biết bán hàng trên Shopee có mất phí không hay kinh doanh trên Shopee như thế nào mới hiệu quả. Để có thể khai thác nền tảng này đương nhiên đây sẽ là những vấn đề mà bất kì ai cũng cần phải tìm hiểu rõ.
Shopee là gì?
Phần lớn chúng ta đều hiểu rằng Shopee là một trang thương mại điện tử, một website mua sắm trực tuyến đang được rất nhiều người lựa chọn. Không chỉ mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người tiêu dùng, website này còn mở ra những cơ hội kinh doanh đầy “màu mỡ” cho nhiều cá nhân nên biết cách tận dụng và khai thác. Ra mắt vào năm 2015, cho đến nay Shopee đã trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan.
Kể từ khi ra mắt, Shopee đã đạt được sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Nền tảng này hiện có hơn 160 triệu danh sách đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối hàng đầu. Với vai trò trung gian kết nối người mua và người bán, giúp các hoạt động mua sắm, kinh doanh online trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn bội phần nên Shopee luôn nhận được rất nhiều đánh giá.
Ngoài ra, Shopee còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng. Rất đơn giản chỉ cần vài thao tác đăng ký và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi người để có thể mở một gian hàng trên Shopee. Trang thương mại điện tử này chính thức ra mặt tại Việt Nam vào ngày 08/08/2016 sau 1 năm hoạt động. Nên không khó hiểu vì sao, ngay từ khi ra mắt trang web này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Nhu cầu mua hàng trên Shopee hiện nay như nào?
Theo thống kê chi tiết, Shopee đã đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, chiếm hơn 50% tổng số lượt truy cập của tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Thậm chí, nếu tính gộp lượng truy cập website bình quân mỗi tháng của cả 3 sàn thương mại điện tử là Tiki, Lazada và Sendo mới chỉ đạt 56,8 triệu lượt, chỉ tương đương hơn 90% lượt truy cập của Shopee. Chỉ từ những con số này chúng ta đã nhận thấy rất rõ nhu cầu mua hàng trên Shopee hiện nay lớn như thế nào.
Đặc biệt, xu hướng này còn có chiều hướng gia tăng mạnh hơn bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bắt đầu từ thời điểm dịch bệnh bùng nổ tại Việt Nam cho đến nay, đã tăng thêm 25% người tiêu dùng thời gian truy cập trực tuyến và lựa chọn hình thức mua sắm online, thanh toán không tiền mặt. Nên đây cũng là lý do vì sao nhu cầu mua hàng trên Shopee lại ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn như vậy. Hơn thế, vào các năm trước nhu cầu vốn này đã rất lớn và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Nhưng cho đến nay, mức độ ảnh hưởng đã lan rộng ra khắp cả nước.
Bán hàng trên Shopee có hiệu quả không?
Sự phát triển của nền thương mại điện tử đã mang đến rất nhiều cơ hội cho người kinh doanh từ các cá nhân nhỏ lẻ cho đến các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, bán hàng trên trên Shopee đã và đang trở thành một xu hướng tại Việt Nam với sự tham gia của rất nhiều chủ shop, doanh nghiệp lớn nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn những ai chưa kinh doanh hoặc chưa thực sự hiểu rõ về website này thì đều có một nỗi bận tâm chung là bán hàng trên Shopee có hiệu quả không? Tất nhiên khi đầu tư kinh doanh thì đây là điều mà bất kì ai cũng quan tâm đến.
• Shopee được đánh giá là sàn thương mại điện tử có lượt click hàng tháng cao nhất hiện nay giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
• Shopee tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, trợ giá cho các chủ shop.
• Shopee hỗ trợ linh hoạt trong việc đăng ký gian hàng dành cho mọi tài khoản.
• Shopee hiện nay có đến hàng nghìn ngành hàng và sản phẩm khác nhau cho bạn lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp.
• Shopee đã tạo một Fanpage trên Facebook mang tên “Lập nghiệp với Shopee” để hỗ trợ tốt nhất cho các nhà bán hàng trên Shopee.
Bán hàng trên Shopee có mất phí không?
Quay trở lại với vấn đề chính trong bài ngày hôm nay, “Bán hàng trên Shopee có mất phí không?” hay tương tự “Bán hàng trên Shopee mất những phí gì?”. Nếu là những năm đầu tiên khi có mặt tại Việt Nam thì bạn không hề mất kinh phí mà có thể ra hàng trăm đơn mỗi ngày. Kinh doanh trên Shopee bạn hầu như không đóng bất kì một loại phí nào cả, trừ một loại phí duy nhất đó chính là chi phí vận chuyển. Shopee tính phí vận chuyển khá cao, đó là điểm yếu của sàn thương mại điện tử này.
+ Đối với phí thanh toán: Là một khoản phí dành cho người bán khi họ có một đơn hàng thành công trên Shopee. Loại phí này chỉ áp dụng cho những đơn hàng đã được giao tận tay đến người mua, không tính những đơn bị hủy hay yêu cầu trả hàng.
+ Đối với phí cố định: Là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng đã được giao dịch thành công và không tính sản phẩm bị hủy, bị trả hàng hay hoàn tiền của Shopee Mall, phí chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với phí dịch vụ: Áp dụng cho người bán tham gia gói miễn phí vận chuyển Freeship Extra. Phí dịch vụ được tính bằng 5% đã bao gồm VAT giá bán tối đa 10k trên một sản phẩm đối với shop thường. Còn những shop Mall thì sẽ được chịu phí thấp hơn nhiều lần.
Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?
Trước khi tham gia bán hàng trên các website hay mạng xã hội bất kì nào thì chúng ta đều cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết hoặc đơn giản là tìm hiểu những thông tin thật kỹ lưỡng về chúng. Vậy bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì? nếu như bạn đang có dự tính kinh doanh trên nền tảng này thì hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ những điều như sau:
Thứ hai – Địa chỉ thực: Dùng để đăng ký tài khoản bán hàng trên Shopee và để bên vận chuyển biết cần đến đâu lấy hàng.
Thứ ba – Sản phẩm: Đương nhiên đây chắc chắn sẽ là điều kiện cần phải có, bạn là người kinh doanh, vậy sản phẩm bạn bán cho khách hàng của mình là gì. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước về những sản phẩm Shopee không cho phép bán.
Thứ tư – Hình ảnh sản phẩm: Vì bán hàng online, nên hình ảnh sản phẩm đăng tải trên kênh bán hàng của bạn là điều rất quan trọng. Đương nhiên ảnh phải đẹp và cũng đừng quá “ảo”.
Thứ năm – Dự kiến mức giá: Bạn nên tìm hiểu giá cả sản phẩm cùng loại trên shopee trước khi đăng bán. Tránh trường bán bạn bị hớ vì bán quá rẻ hay không ai ngó tới vì bán quá đắt.
Thứ sáu – Mô tả và hastag: Bạn cần phải làm rõ sản phẩm của mình là gì, ưu điểm ra sao để khách hàng hiểu rõ. Ngoài ra, việc thêm các hastag mục tiêu sẽ giúp tạo ấn tượng và quản lý nội dung tốt hơn.
Bán hàng trên Shopee nhận tiền như thế nào?
Đương nhiên bán hàng dù online thì việc nhận tiền như thế nào luôn là điều được quan tâm đến nhất. Việc thanh toán trên Shopee được tiến hành hoàn toàn thông qua Internet và đơn vị trung gian này sẽ hỗ trợ cho người bán về điều này. Theo đó, trong phần thiết lập tài khoản bạn chỉ cần vào mục “Tài khoản/Thẻ ngân hàng”. Điền chính xác mã thẻ và các thông tin của mình vào các khung có sẵn theo hướng dẫn của Shopee. Quy trình này giúp bạn có thể nhận được tiền thanh toán khi đơn hàng đã được giao thành công.
Cách 1 – Rút tiền tự động: Bạn vào phần cài đặt trong Ví Shopee, bật thiết lập lệnh rút tiền tự động và lựa chọn muốn Shopee chuyển tiền tự động từ Ví vào tài khoản ngân hàng của bạn theo tuần hay theo tháng. Sau khi thiết lập lệnh rút tiền tự động, vào thứ 3 hàng tuần (nếu chọn chế độ hàng tuần) hoặc ngày 15 hàng tháng (nếu chọn chế độ hàng tháng), toàn bộ tiền trong Ví Shopee sẽ được chuyển về tài khoản ngân hàng mặc định của bạn hoàn toàn miễn phí bằng lệnh rút tiền tự động do sàn thương mại điện tử Shopee tạo ra.
Cách 2 – Rút tiền thủ công: Ở cách này, bạn có thể tùy chọn thời gian và cả số tiền bạn muốn rút bằng chức năng rút tiền này. Phí rút tiền là 11,000 VND/ lần rút. Tuy nhiên, Shopee sẽ không tính phí cho lần rút tiền thủ công đầu tiên trong tuần. Từ lần rút tiền thứ 2 trở đi, bạn mới bị trừ 11,000 VND / lần rút vào số tiền bạn yêu cầu rút. Tối đa 1 ngày bạn chỉ được rút tiền 3 lần.
Những chính sách cần chú ý khi bán hàng trên Shopee
Bất kì một loại hình kinh doanh nào dù là online hay offline đều có những điều khoản chính sách nhất định, Shopee cũng như vậy. Shopee luôn quy định những chính sách bán hàng rất rõ cho các đối tác của mình và đương nhiên bạn phải tuân thủ theo tuyệt đối. Sau đây là những chính sách mà chúng ta cần phải cân nhắc đến một cách kỹ lưỡng nhất.
+ Nếu không có thỏa thuận nào khác, Người sử dụng không phải thanh toán bất kỳ khoản phí nào khi sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee.
+ Nếu có bất kỳ khoản phí nào phải trả, khoản phí đó cũng là đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật có liên quan. Người bán thừa nhận và đồng ý rằng Shopee có thể khấu trừ các khoản phí phải trả cho Shopee và các khoản thuế áp dụng từ số tiền bán hàng được thanh toán bởi Người mua. Shopee sẽ xuất biên lai hoặc hóa đơn tài chính cho khoản phí và khoản thuế do Người bán chi trả nếu có như yêu cầu.
+ Shopee cũng không phải chịu trách nhiệm với bất kỳ mọi tổn thất, chi phí tổn hại hay bất kỳ những khoản phí phát sinh nào từ các sự cố dẫn đến hàng hóa bị hư hại, thất lạc hoặc không chuyển phát được đến tay người tiêu dùng trong quá trình vận chuyển.
+ Danh sách các mặt hàng bắt buôc phải có hạn sử dụng bao gồm các sản phẩm sau: Dược phẩm, mỹ phẩm, các hóa chất tẩy rửa vệ sinh, nước hoa, băng vệ sinh, tã vệ sinh, thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất dành cho bạn
Shopee là trang thương mại điện tử mang lại nguồn tài nguyên lớn cho những ai kinh doanh trên nền tảng này. Vừa mở ra cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ là thách thức rất lớn, vì môi trường cạnh tranh trên đây là vô cùng khốc liệt. Sản phẩm của bạn thậm chí có cả trăm, cả nghìn người bán. Vậy bán hàng trên Shopee để đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải làm như thế nào? Sau đây là 9 cách sẽ giúp các bạn bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất.
Cách 1 – Đặt tiêu đề cho sản phẩm cuốn hút và hiệu quả: Tiêu đề cũng là cửa ngõ đầu tiên quyết định khách hàng có tiếp tục tìm hiểu về sản phẩm của bạn không, do đó đừng “xem nhẹ” điều này.
Cách 2 – Tăng các chỉ số đánh giá của shop: Các chỉ số là tiêu chí quan trọng để cả hệ thống của Shopee lẫn khách hàng cân nhắc lựa chọn sản phẩm của bạn.
Cách 3 – Tham gia các chương trình sale: Giúp tăng cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tỷ lệ chốt đơn thành công cũng cao hơn các thời điểm khác.
Cách 4 – Đầu tư vào hình ảnh đẹp, bắt mắt: Do không được nhìn sản phẩm trực tiếp nên hình ảnh là điều sẽ thay thế, đương nhiên hình ảnh đẹp sẽ mang tính thuyết phục cao hơn.
Cách 5 – Tư vấn cho khách hàng tận tình, khiến khách hàng thoải mái: Điều này sẽ tăng tỷ lệ chốt đơn và mua hàng đợt sau.
Cách 6 – Quan sát thị trường, lựa chọn đúng xu thế: Những cửa hàng kinh doanh sản phẩm có tính mùa vụ cao thì việc quan sát thị trường để dự đoán xu thế sắp tới là yếu tố sống còn.
Cách 7 – Đặt giá cạnh tranh: Hãy khảo sát các shop khác về giá cả và đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp, nếu đặt giá cao quá sẽ có bất lợi.
Cách 8 – Xem xét áp dụng chính sách bảo hành sản phẩm: Nếu sản phẩm của bạn có bảo hành thì chắc chắn khách hàng sẽ tin tưởng hơn rất nhiều.
Cách 9 – Sử dụng khuyến mại phù hợp: Cần kiểm soát các chương trình khuyến mại chi tiết nhất có thể, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.
Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
Đăng ký bán hàng trên Shopee rất đơn giản, nhưng để đảm bảo về tính hiệu quả, thu về nguồn lợi nhuận lớn lại là điều không hề đơn giản chút nào. Hơn thế, mức độ cạnh tranh trên các trang thương mại điện tử ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu bạn chuẩn bị không kỹ lưỡng hoặc không kịp thời giải quyết các khó khăn, bấp cập việc bị “đào thải” ra khỏi ngành này là điều rất nhanh. Nếu muốn phát triển kênh bán hàng này thì bạn còn cần phải chú ý đến những điều như sau:
+ Xây dựng thương hiệu riêng trên Shopee: giúp cho bạn tạo dựng sự uy tín với khách hàng, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để Shopee đánh giá shop bạn trở thành Shop được yêu thích.
+ Thường xuyên online tài khoản bán hàng trên Shopee: Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian online, để chăm sóc khách hàng của mình một cách tốt nhất.
+ Liên hệ với người đặt hàng trước khi giao hàng: Bạn có thể bỏ qua bước này mà vẫn có thể gửi hàng đi. Tuy nhiên, để giảm tình trạng hoàn đơn, hãy liên hệ với khách hàng trước khi gói hàng gửi đi.
+ Mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho mình: Do Shopee không chịu trách nhiệm các sự cố trong quá trình vận chuyển, cách tốt nhất là người kinh doanh online hãy mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình và làm việc với đơn vị vận chuyển khi có bất kì sự cố nào xảy ra.
Như vậy đối với câu hỏi đang được rất nhiều bạn quan tâm, “Bán hàng trên Shopee có mất phí không?” cùng với các vấn đề khác liên quan đến chính sách, cách rút tiền hay các lưu ý quan trọng khi bán hàng trên Shopee đã được chúng tôi cập nhập và gửi đến trong bài hôm nay. Từ đó, giúp các bạn có được những thông tin hữu ích cũng như lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp nhất cho mình. Đặc biệt, nhất là khi Shopee hiện nay đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ người bán cho đến người mua.