HBmedia Company

6 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Công Nghiệp Sản Xuất

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Năm 2022 là một năm không mấy thuận lợi cho nhiều nhà làm sản xuất, khi các vấn đề xảy ra như bất ổn chuỗi cung ứng, thách thức trong khâu vận chuyển, thiếu hụt công nhân và lạm phát đã ảnh hưởng nhiều đến các giấy tờ thương mại liên quan. Nhưng những điều không may mắn thường có thể là khởi đầu cho những điều tuyệt vời khác nếu các nhà sản xuất có thể vượt qua thách thức trước mắt thông qua các giải pháp vượt trội và tập trung vào việc liên tục đổi mới.

Vậy, đâu là những đổi mới doanh nghiệp có thể thấy vào năm 2023 sau một năm 2022 đầy hỗn loạn? Dưới đây là dự đoán của Mendix về 6 xu hướng hàng đầu ngành công nghiệp sản xuất năm 2023.

1. Doanh Nghiệp Sử Dụng Dữ Liệu Human-Centric

Dữ liệu luôn có mặt ở khắp nơi trong tổ chức. Mức độ liên tục và nhanh chóng mà một tổ chức có thể thu thập dữ liệu và hướng nó đến những người lao động ở dạng phù hợp nhất để họ sử dụng dữ liệu đó sẽ góp phần quyết định sự thành công của tổ chức. Yếu tố quyết định liệu tổ chức có đạt được mục tiêu hay không dựa vào việc họ thu thập dữ liệu và điều khiển luồng dữ liệu sao cho phù hợp, tối ưu với nhu cầu sử dụng của người lao động có nhanh chóng và trôi chảy hay không.

Trở thành một doanh nghiệp sử dụng dữ liệu human-centric (lấy con người làm trung tâm) có nghĩa là tìm cách kết nối nhân viên với luồng thông tin để có thể thúc đẩy, tăng hiệu quả quá trình ra quyết định. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất luôn luôn xây dựng ý tưởng chuyển đổi số với tư tưởng coi con người (công nhân, nhà quản lý và khách hàng) là “xương sống” của chuỗi giá trị sản xuất.

Đối với từng cá nhân trong chuỗi giá trị sản xuất, từ người xây dựng sản phẩm đến người sử dụng sản phẩm, nhà sản xuất luôn cần phát triển các cách thức đơn giản nhất để thu thập dữ liệu, linh hoạt trình bày dữ liệu đó cho họ và hấp dẫn họ tương tác trực quan với dữ liệu đó. Nhưng quá trình này ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp vì các sản phẩm thông minh, quy trình sản xuất tự động ngày càng cần nhiều dữ liệu hơn.

Đó là lý do tại sao các tổ chức tận dụng tối đa trí thông minh của máy tính để biến những dữ liệu (như thông tin phản ứng, insight dự đoán hay các tùy chọn theo quy định) trở nên thân thiện hơn với con người, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường tấp nập, bão hòa ngày nay.

2. Chuỗi Cung Ứng Nhất Quán, Có Thể Dự Đoán Được

Các nhà sản xuất đang đối phó với thời điểm nguồn cung và cầu trên thị trường biến động mạnh. Deloitte lưu ý rằng phần lớn các trưởng phòng thu mua sẽ tiếp tục gặp các vấn đề trên diện rộng và phức tạp liên quan đến nhu cầu tiêu dùng cao, chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hóa tăng và tốc độ giao hàng chậm trễ.

Gián đoạn sản xuất, chuỗi cung ứng bất ổn là vấn đề phổ biến và tốn kém. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất đang nghiên cứu các mô hình mới để dễ dàng dự đoán chuỗi cung ứng và hậu cần hơn. Việc thay thế các tác vụ thủ công bằng công nghệ như AI, phân tích dữ liệu và cảm biến có thể giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng xác định các mẫu, dự đoán nhu cầu mua hàng và quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Như Deloitte nói, “mạng lưới cung cấp kỹ thuật số và phân tích dữ liệu có thể là những yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ để ứng phó đa tầng, linh hoạt hơn với vấn đề gián đoạn này.”

3. Hệ Sinh Thái Kết Nối

Hoạt động sản xuất diễn ra cả trong và ngoài nhà máy. Nhưng phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái sản xuất này chính là khâu làm việc giữa nhà cung cấp và đại lý phân phối.

Để giữ cho các yếu tố của hệ sinh thái được đồng bộ hóa, thậm chí là đồng bộ với những yếu tố đã bị loại bỏ, các nhà sản xuất và tập đoàn công-tư đang đầu tư vào các nền tảng kỹ thuật số. Các nền tảng này có thể kết nối chuỗi giá trị với nhau (theo hướng từ dưới lên thông qua chuỗi nhà cung cấp, từ trên xuống tới khách hàng và người tiêu dùng) bằng cách đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu và trải nghiệm một cách an toàn, khuyến khích đồng sáng tạo và đồng đổi mới.

Một ví dụ về việc phát triển hệ sinh thái kết nối này là Catena-X – một sáng kiến của chính phủ Đức nhằm tạo ra hệ sinh thái dữ liệu mở – sản phẩm đầu tiên được hợp tác với ngành công nghiệp ô tô. Sáng kiến này tìm cách thiết lập một trao đổi dữ liệu toàn cầu được tiêu chuẩn hóa nhằm tăng cường khả năng phục hồi, đổi mới và thu nhập. Một ví dụ khác là Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến của chính phủ Hoa Kỳ với một số mục tiêu nhằm tăng cường chuỗi cung ứng của quốc gia.

4. Tăng Cường Phát Triển Mọi Thứ!

Siêu tự động hóa (Hyper-automation), siêu kết nối (Hyper-connectivity) và siêu cá nhân hóa (Hyper-personalization) sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm, tập trung xúc tiến từ các nhà lãnh đạo sản xuất và các chuyên gia trong ngành vào năm 2023. Nhưng những thuật ngữ này nghĩa là gì và chúng sẽ mang lại lợi ích gì cho các nhà sản xuất?

4.1. Siêu Tự Động Hóa (Hyper-Automation)

Ngành công nghiệp sản xuất hoạt động trong môi trường có tiếng ồn cao và nhiều tổ chức vẫn dựa vào các quy trình thủ công, tốn thời gian. Siêu tự động hóa hoạt động thông qua sử dụng phối hợp các công nghệ (chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo AI, cảm biến và Machine Learning) cùng với các hoạt động truyền thống (như ứng dụng kỹ thuật, sản xuất và quản lý CNTT). Siêu tự động hóa đảm nhận các công việc trước nay được thực hiện bởi con người và giúp các công việc trở nên minh bạch, rõ ràng hơn. Từ đó, giúp công nhân tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn (chẳng hạn như thúc đẩy đổi mới), trong khi siêu tự động hóa có thể giúp xử lý công việc quan trọng nhưng mang tính lặp đi lặp lại cao.

4.2. Siêu Kết Nối (Hyper-Connectivity)

Vấn đề luồng thông tin giữa các bộ phận không được thống nhất xảy ra khi các bộ phận khác nhau của một tổ chức sản xuất đưa ra quyết định độc lập và khi các quy trình công việc diễn ra nối tiếp thay vì song song. Siêu kết nối là quá trình kết hợp các yếu tố con người, thiết bị, hệ thống và quy trình với nhau để dữ liệu lưu chuyển thông suốt giữa các quy trình khác nhau của tổ chức. Bằng cách kết nối các nguồn dữ liệu khác nhau, siêu kết nối  giúp các nhà sản xuất phản ứng với tốc độ cao hơn và phối hợp tốt hơn với những phát triển bên trong và bên ngoài tổ chức.

4.3. Siêu Cá Nhân Hóa (Hyper-Personalization)

Khi phát triển một sản phẩm cho khách hàng, càng hiểu rõ về khách hàng, doanh nghiệp càng có thể thiết kế được những sản phẩm tốt nhất dành cho họ. Một nhà sản xuất không có đầy đủ thông tin về khách hàng của mình sẽ có nhiều nguy cơ đánh mất cơ hội thành công hơn. Siêu cá nhân hóa là việc sử dụng dữ liệu thời gian thực, AI, Machine Learning và phân tích dự đoán để thu thập thông tin tốt hơn về khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm tốt hơn. Khi thực hiện siêu cá nhân hóa, doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm đặc biệt vì có thể liên tục tìm hiểu vai trò, nhu cầu, nền tảng và sở thích của khách hàng.

5. IoT (Internet Vạn Vật) Trong Công Nghiệp, Ứng Dụng EDGE, Và Sản Xuất Thông Minh

Internet vạn vật (IoT) trong công nghiệp là một mạng internet gồm các thiết bị biên có thể truyền dữ liệu an toàn giữa các mạng cục bộ và đám mây. Các thiết bị biên giúp việc tính toán và phân tích đến gần hơn với những nơi cần thiết trong tổ chức sản xuất, tăng cường khả năng phục hồi và tính liên tục của hoạt động.

Ví dụ: Hoạt động bảo trì dự đoán dựa trên các cảm biến nhúng để cảnh báo cho nhà sản xuất biết khi nào thiết bị cần bảo trì và sửa chữa.

Dựa trên IoT, sản xuất thông minh tìm cách tạo ra các tổ chức sản xuất tập trung dựa trên dữ liệu, tổ chức này được trang bị các khả năng siêu linh hoạt, tự thích ứng. Các nhà sản xuất cũng sử dụng các công cụ sản xuất thông minh để sắp xếp và tối ưu hóa các quy trình vật lý và kỹ thuật số tại cửa hàng cũng như trên toàn bộ chuỗi cung ứng.

Các nhà sản xuất đang chuyển sang sản xuất thông minh vì họ biết rằng bí quyết để thành công trong thị trường đầy biến động ngày nay chính là tối đa hóa sự linh hoạt và khả năng thích ứng của tổ chức. Theo Gartner, 86% các nhà lãnh đạo sản xuất đang kết hợp sản xuất thông minh vào chiến lược chuỗi cung ứng kỹ thuật số của họ và 84% nói rằng họ kỳ vọng sản xuất thông minh sẽ giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

6. Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Bền Vững

Các nhà sản xuất dự kiến sẽ cung cấp sản phẩm với tốc độ và quy mô trên toàn cầu, điều chắc chắn sẽ gây áp lực lên môi trường xung quanh. Diễn đàn Kinh tế Thế giới báo cáo rằng ngành sản xuất của Mỹ chiếm 23% lượng khí thải carbon trực tiếp của nước này, trong khi ngành sản xuất của Châu Âu thải ra 880 triệu tấn carbon dioxide hàng năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất có truyền thống tuân theo mô hình “take-make-waste” (tạm dịch: lấy-làm-rồi-thải-loại), mô hình dẫn đến làm tiêu tốn nguyên liệu hóa thạch, sản xuất thừa và lãng phí quá mức. Nhưng ngày càng có nhiều nhà sản xuất chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, một mô hình bền vững dựa trên “7 Rs”: suy nghĩ lại (Rethink), thiết kế lại (Redesign), tái sử dụng (Repurpose), sửa chữa (Repair), tái sản xuất (Remanufacture), tái chế (Recycle) và phục hồi (Recover). Nền kinh tế tuần hoàn tìm cách thúc đẩy các giá trị bền vững bằng cách tối ưu hóa hiệu quả trong toàn bộ vòng đời và các quy trình liên quan khi sản xuất.

Nền kinh tế tuần hoàn tận dụng các công nghệ như AI và máy học để tự động hóa các quy trình, hợp lý hóa hoạt động và tăng hiệu quả. Các quy trình tái chế, cải tạo và tái sản xuất được áp dụng cho từng giai đoạn sản xuất để giảm chất thải và cắt giảm chi phí, do đó giúp giảm lượng khí thải carbon của công ty. Việc số hóa các quy trình cũng cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực để hỗ trợ việc ra quyết định nhanh chóng, từ đó giúp các nhà sản xuất luôn đạt được các mục tiêu bền vững.

7. Kết Luận: Nắm Bắt Các Xu Hướng Thúc Đẩy Quá Trình Chuyển Đổi Kỹ Thuật Số

Chuyển đổi số là một quá trình quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất có quy trình thủ công, hệ thống lỗi thời cũng như các hoạt động và dữ liệu riêng lẻ. Bằng cách theo dõi chặt chẽ các công nghệ mới nhất, hãy xác định những công nghệ có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh các sáng kiến chuyển đổi số và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về 6 xu hướng hàng đầu ngành công nghiệp sản xuất năm 2023.

HBMEDIA là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn công nghệ và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp sản xuất. Liên hệ ngay với HBMEDIA để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Nguồn: Mendix

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7