6 sai lầm dễ mắc phải khi kinh doanh trực tuyến

Mảng kinh doanh trực tuyến hiện nay vô cùng khốc liệt, muốn sống sót giữa muôn vàn đối thủ, bạn nhất thiết phải tránh 6 sai lầm ngớ ngẩn sau đây.

Kinh doanh trực tuyến là một khái niệm đã quá quen thuộc đối với mọi người. Khi mà cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn hơn thì nhu cầu mua sắm online cũng tăng cao hơn. Nhận thấy thực tế này, rất nhiều người đã dấn thân vào công việc bán hàng, kinh doanh trên mạng internet, tuy nhiên không phải ai cũng thành công. Trong bài viết dưới đây, HBMEDIA xin liệt kê các sai lầm đễ mắc phải trong kinh doanh online.

1. Thiết kế website nghèo nàn

Ngày nay, việc xây dựng một website kinh doanh trực tuyến là vô cùng dễ dàng, đơn giản. Bạn có thể tự làm trang web cho mình nhờ các công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bạn hãy thuê các công ty, bộ phận thiết kế website để đảm bảo giao diện được chuyên nghiệp và thu hút hơn.

Khi thiết kế, bạn cần chú ý tìm cách làm giảm thiểu tối đa việc khách hàng phải sử dụng nút quay lại hoặc click nhiều lần để kiểm tra hàng và tiến hành thanh toán. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo trang giới thiệu về sản phẩm phải có đầy đủ thông tin mà khách hàng muốn tìm kiếm. Đồng thời những thông tin đó phải được bố trí hợp lí, dễ tiếp cận. Trong quá trình thiết kế, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến trải nghiệm website từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…. Từ đó, đưa ra hướng cải thiện để website của bạn thu hút và thân thiện với người dùng hơn.

2. Không thường xuyên chăm chút hình ảnh

Dù cho chất lượng sản phẩm của bạn có tốt đến đâu thì cũng sẽ chẳng ai để ý nếu tất cả được đặt trong một trang web trông có vẻ tồi tàn. Khách hàng sẽ không ở lại trên website đủ lâu để quyết định mua sản phẩm nếu hình ảnh minh họa nghèo nàn, lỗi thời và tẻ nhạt. Do đó, hãy bảo đảm rằng website của bạn luôn được cập nhật liên tục với nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn để có thể nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của những người truy cập.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến màu sắc, độ tương phản của các hình ảnh trên website. Đối với kinh doanh trực tuyến, khách hàng thường sẽ mua sản phẩm bằng mắt. Hình ảnh miêu tả sản phẩm phải đủ độ sáng và rõ nét, tạo cảm giác chân thật cho người xem. Đồng thời sản phẩm cũng nên được minh họa dưới nhiều góc độ và có thể phóng to để xem từng chi tiết. Bạn có thể học tập các website lớn khác cách họ trưng bày và giới thiệu sản phẩm như thế nào cho thu hút, tiện lợi hơn.

3. Cản trở quá trình mua sắm của khách hàng

Đừng tạo ra những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng nhất định phải thực hiện để có thể tiến hành mua sản phẩm hoặc chuyển trang. Khi thương mại điện tử mới phát triển, nhiều nhãn hiệu lớn đã yêu cầu khách hàng của mình phải tạo tài khoản thì mới cho phép bỏ sản phẩm vào giỏ hàng, nhưng lý thuyết này đã không còn đúng trong thời đại ngày nay. Thay vì ép buộc người dùng đăng ký tài khoản, bạn nên cho phép khách của mình mua hàng dưới danh nghĩa khách mua bình thường, sau đó hãy đưa ra một vài lợi ích để “mời gọi” họ đăng ký.

4. Tốc độ tải trang chậm

Việc không chú ý đến tốc độ tải trang là vấn đề mà rất nhiều người kinh doanh online mắc phải. Những hình ảnh minh họa có thể làm cho website kinh doanh trực tuyến của bạn lung linh hơn, nhưng cũng có thể chúng là nguyên nhân làm giảm tốc độ tải trang. Do đó, bạn cần hết sức chú tới việc sử dụng hình ảnh khi thiết kế. Hãy ưu tiên lựa chọn những hình ảnh có kích thước vừa phải, đặc biệt là tránh sử dụng những hình ảnh kích cỡ lớn ở trang chủ. Những khách hàng tiềm năng có thể mất kiên nhẫn tìm hiểu sản phẩm nếu tốc độ tải trang của bạn quá chậm.

5. Website không đáng tin cậy

Khách hàng đôi khi sẽ không thực sự tin tưởng vào website cũng như công việc kinh doanh của bạn nếu như bạn không “phô bày” những điểm tốt của mình ra. Do đó, hãy tăng cường upload lên website những phản hồi, nhận xét tích cực của khách hàng về sản phẩm và công ty của bạn. Đồng thời cũng đưa ra cam kết rõ ràng về chất lượng sản phẩm và mức độ bảo mật thông tin khách hàng khi giao dịch trực tuyến. Như vậy họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiến hành mua bán online trên website của bạn.

6. Không chăm sóc tốt cho khách hàng

Khiến cho một khách hàng cũ quay trở lại mua sắm sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn gấp nhiều lần so với việc tìm kiếm một vị khách hoàn toàn mới. Do đó, nếu không muốn bỏ qua các cơ hội tăng lợi nhuận, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các chế độ chăm sóc khách hàng của mình. Bạn hãy show ra các thông tin về chính sách mua hàng như việc trả lại, thanh toán, vận chuyển, giao hàng,… ở những vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhất. Bên cạnh đó, cũng đừng quên đưa ra những cách thức để khách hàng dễ dàng liên lạc, góp ý và khiếu nại với bạn. Phần mềm chat trực tuyến chính là một gợi ý tốt cho website của bạn.

7. Không quan tâm đến mạng xã hội

Một sai lầm nữa có thể dẫn đến thất bại trong việc kinh doanh trực tuyến của bạn, đó là việc không sử dụng bất kỳ mạng xã hội nào hiện nay để tương tác với khách hàng. Việc kết nối với khách hàng qua mạng xã hội có thể giúp họ nhận thức rõ về thương hiệu, đồng thời cũng chứng minh bạn là một đối tác đáng tin cậy. Ngoài ra, việc tương tác trực tiếp qua mạng xã hội cũng làm cho khách hàng cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và có thể đặt hàng ngay tức thì.

HBMEDIA hy vọng sau khi hiểu rõ các sai lầm trong kinh doanh trực tuyến nêu trên, bạn có thể tránh “sa vào lưới” và xây dựng được một website thân thiện, tương tác tốt với người dùng, giúp tăng doanh số bán hàng và phát triển mô hình kinh doanh online thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *