4P Trong Marketing là gì? Định nghĩa, ví dụ và Case Study thực tế

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Khái niệm 4P trong marketing lần đầu tiên được giới thiệu dưới thuật ngữ Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp) trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964.

Ở thời điểm đó, thuật ngữ Marketing mix này bao gồm khá nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hóa).

Sau đó, chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này lại thành 4 phần cơ bản góp phần rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược marketing mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là 4P marketing.

Vậy 4P Marketing là gì? Làm thế nào để sử dụng 4P tạo nên một chiến dịch marketing thành công?

Cùng tìm hiểu ngay nhé!

4P trong marketing là gì?

Liệu mọi người có mua những gì bạn đang bán?

Sơ đồ 4P trong marketing

Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia marketing cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. 4 yếu tố này được gọi là marketing hỗn hợp hoặc 4P trong Marketing

  • Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
  • Price (Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm của mình?
  • Place (Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm của bạn như thế nào?

Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong Marketing sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của bạn.

Lưu ý: Trong phần này, chúng tôi sử dụng từ “sản phẩm” bao hàm cả “hàng hóa” và “dịch vụ”.

1. Product (Sản phẩm)

Bạn sẽ bán gì?

Để xác định nên bán những gì, bạn phải hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng và sau đó, điều chỉnh sản phẩm của mình để đáp ứng những nhu cầu đó.

Càng đáp ứng mong đợi của khách hàng, bạn càng có nhiều cơ hội để họ mua hàng của bạn, giới thiệu bạn với người khác và quay lại lần nữa trong tương lai.

Product (sản phẩm) là yêu tố đầu tiên của 4P Marketing

Một số điểm quan trọng cần xem xét khi thiết kế sản phẩm của bạn bao gồm:

• Sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng: Sản phẩm của bạn sẽ được sản xuất hàng loạt và giống nhau cho mọi người mua, hay bạn sẽ cung cấp một sản phẩm riêng biệt tùy theo nhu cầu khách hàng?

• Sản phẩm bạn 
Sản phẩm của bạn có phải là:

  1. Loại hàng tiện dụng (convenience good): thứ mà mọi người thường phải mua thường xuyên với chi phí thấp (kem, tạp chí, thuốc lá, nước, …)
  2. Loại hàng mua sắm (shopping good): thứ họ sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh các sản phảm thuộc các thương hiệu khác nhau (đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử, …)
  3. Loại hàng đặc biệt (specialty good): thứ đặc biệt họ sẽ chỉ mua vài lần, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ (xe máy, đồ cổ, bộ sưu tập tranh, …)
  4. Loại hàng thụ động (unsought good): thứ mà người tiêu dùng không hề biết đến và cũng không mong muốn mua chỉ trừ khi trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …)

Hiểu rõ sản phẩm của bạn phù hợp với loại nào rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá nó.

• Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm mới, bạn sẽ phải giáo dục thị trường, thuyết phục mọi người rằng họ cần nó và tạo ra một nhu cầu cho sản phẩm.
Nếu bạn đang tạo ra phiên bản cải tiến cho một sản phẩm đã có sẵn, bạn cần cho mọi người thấy rằng nó tốt hơn về tính năng hoặc có giá rẻ hơn so với mặt hàng đối thủ đang cung cấp.

• Kiểm tra sản phẩm:
Đôi khi, một lỗi nào đó (dù lớn hay nhỏ) về sản phẩm của bạn cũng có thể khiến mọi người thất vọng, khiến doanh thu giảm sút.
Hãy chắc chắn sản phẩm bạn sắp tung ra thị trường có được phản hồi tốt từ những người phù hợp với hồ sơ khách hàng tiềm năng của bạn.

Dưới đây là các câu hỏi gợi ý mà bạn có thể áp dụng:

  • Sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
  • Sản phẩm cần có tính năng gì để đáp ứng những nhu cầu trên?
  • Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Vẻ ngoài, bao bì của sản phẩm trông ra sao?
  • Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm trước khi mua hay không?
  • Kích cỡ, màu sắc, tên của sản phẩm có thu hút sự chú ý?
  • Sản phẩm của bạn có gì khác biệt so với đối thủ?

2. Price (Giá cả)

Bạn có thể tính phí bao nhiêu cho sản phẩm của mình?

Chi phí mà bạn bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được.

  • Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
  • Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.
Chi phí sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra

Để xác định chi phí sản phẩm, bạn nên xem xét:

  • Chi phí của sản phẩm (gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
  • Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
  • Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn

Biết các yếu tố trên sẽ giúp bạn xác định lợi nhuận thu về từ hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.

Một số câu hỏi dành cho bạn:

  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng là gì?
  • Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng cụ thể hay không?
  • Mức giá của bạn đang cao hay thấp hơn so với đối thủ?
  • Hình thức thanh toán (trả tiền mặt hay trả thẻ) và thời hạn thanh toán (trả một lần hay trả hàng tháng)

3. Place (Địa điểm)

Mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu?

Địa điểm nghĩa là nơi bạn sẽ bán sản phẩm của mình và cách bạn sẽ phân phối nó.

  • Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, hay bạn sẽ giao cho các đại lí hoặc nhà phân phối, những người sẽ bán nó thay bạn?
  • Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua Internet, qua mail hay tại một cửa hàng?
  • Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng không?

Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh, việc xem xét các phương thức phân phối mới,  hoặc cố gắng bán sản phẩm của mình ra nước ngoài có thể sẽ hữu ích với bạn.

  • Lựa chọn và thiết lập địa điểm:Cố gắng quyết định nơi đặt doanh nghiệp của bạn và làm thế nào để nó ổn định ngay khi bạn đến đó? Hãy xem xét những lựa chọn của bạn.
  • Quản lý chuỗi cung ứng:Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể giúp bạn tạo ra một quy trình liền mạch từ lúc chuẩn bị sản xuất cho đến khi giao hàng và tiêu thụ
  • Xuất khẩu: Phát triển công ty của bạn bằng cách kinh doanh sản phẩm và dịch vụ ở nước ngoài.

4. Promotion (Quảng bá)

Làm thế nào để sản phẩm của bạn được nhiều tiêu dùng biết đến?

Để khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ cần phải biết về nó, có ấn tượng tích cực và tin chắc rằng họ cần hoặc muốn sản phẩm.

Có rất nhiều chiến thuật bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo hoặc tạp chí
  • Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
  • Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
  • In tờ rơi quảng cáo
  • Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và e-mail

Xác định phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân sách và khách hàng tiềm năng của bạn.

Bạn phải chắc chắn rằng bạn đang quảng cáo sản phẩm của mình ở nơi mọi người sẽ nhìn thấy nó (vd: mặt tiền đường lớn, khu trung tâm, internet), và đó là nơi thu được lợi nhuận cao nhất.

Đây là yếu tố cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng của 4P trong Marketing

Bao bì sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong chiến thuật quảng bá, đặc biệt nếu sản phẩm của bạn sắp được đặt trên kệ cạnh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần suy nghĩ về:

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đóng gói sản phẩm như thế nào?
  • Loại bao bì thiết kế nào (màu sắc, kiểu dáng, chất liệu) sẽ thu hút khách hàng tiềm năng của bạn?
  • Mọi người có thể xem tính năng và lợi ích của sản phẩm bằng cách xem bao bì hay không?
  • Các yêu cầu về bao bì nhãn hàng là gì?

Thông điệp sử dụng và hình ảnh thương hiệu bạn phát triển rất quan trọng trong việc khiến mọi người biết đến và yêu thích sản phẩm của bạn. Cụ thể:

  • Thông điệp của bạn cần thuyết phục người tiêu dùng rằng họ cần hoặc nên mua sản phẩm, và nó sẽ mang lại cho họ những giá trị cần thiết.
  • Thương hiệu của bạn phải đủ hấp dẫn để họ nhớ đến nó và nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn khi đưa ra quyết định mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho bạn bè của họ.

6 bước phát triển Marketing Mix:

Óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai trong số những yêu cầu cần phải có của một Marketing Manager.

Nhưng chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì có thể dẫn đến việc các sản phẩm mới đầy sáng tạo có thể không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để có thể thành công, marketing mix cần phải dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 7 bước sau:

#1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất

Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.

Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp nó được nhiều người yêu thích.

#2. Thấu hiểu khách hàng

Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:

  • ai là người sẽ mua sản phẩm?
  • nỗi đau / vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
  • họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?

Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.

#3. Tìm hiểu đối thủ

Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.

Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng.

#4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đến bước này, Marketer cần tìm hiểu được:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
  • Họ thường sử dụng kênh social nào?

Việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Vì nhiều kênh Internet online (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.

Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.

#5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.

Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật, dễ hiểu.

#6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên khớp với nhau như thế nào?

Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, kết hợp với nhau tạo nên một chiến lược thành công.

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?

Ngay trong phần kế tiếp, tôi sẽ cung cấp đến bạn một case study cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn một cty áp dụng 4P Marketing như thế nào!

Case Study: 4P Marketing tại McDonald

Việc thực hiện Marketing Mix đã góp phần rất lớn trong việc tăng hiệu quả hoạt động lẫn doanh thu của McDonald trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu.

Trong ví dụ dưới đây, tôi sẽ cho bạn thấy được cách mà McDonald đã áp dụng 4P marketing vào trong việc kinh doanh của mình!

Sản phẩm (Product)

Là một chuỗi của hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh, Menu của McDonald có đầy đủ đồ ăn lẫn thức uống, gồm các dòng sản phẩm chính:

  • Hamburgers và sandwiches
  • Gà rán & cá
  • Salad
  • Đồ tráng miệng
  • Sữa lắc
  • Đồ ăn sáng
  • McCafé
Sản phẩm đa dạng trong menu của McDonald

Trong 4P, sản phẩm (product) là yếu tố quyết định cơ bản của thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp của McDonald. Bởi McDonald nổi tiếng và được biết đến với sản phẩm hamburgers của nó!

Tuy nhiên, McDonald ngày càng mở rộng và đa dạng hóa menu của mình theo thời gian với gà rán, cá, thức uống, đồ tráng miệng và đồ ăn sáng.

Trong khi đa dạng hóa dòng sản phẩm cung cấp, cty luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường và phân tán rủi ro trong kinh doanh khi không phụ thuộc vào một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này đã chỉ ra rằng McDonald không chỉ đổi mới sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn giúp nguồn doanh thu ổn định hơn rất nhiều.

Địa điểm phân phối (Place)

Tại phần này, tôi sẽ cho bạn thấy các địa điểm được McDonald chọn lựa để cung cấp sản phẩm đến khách hàng và làm thế nào khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm.

McDonald phân phối sản phẩm của mình theo 4 loại chính:

  • Nhà hàng McDonald
  • Kiốt
  • McDonald Mobile App
  • Trang web như Foody, …
kiosk của McDonald tại Hàn Quốc

Trong 4 loại này thì nhà hàng McDonald tạo ra được nguồn doanh thu lớn nhất. Ở nước ngoài, nhiều nhà hàng còn tạo ra một kiot để bán các sản phẩm vào những dịp đặc biệt tại sân vận động, …

McDonald Mobile App giúp khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và mua sản phẩm, đồng thời cũng tích lũy điểm thành viên, tìm ra cửa hàng McDonald gần nhất.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể order qua website chuyên phục vụ order như Foody, GoViet, GrabFood chẳng hạn.

Quảng cáo (Promotion)

McDonald sử dụng các chiến thuật marketing để tiếp cận và trò chuyện với khách hàng tiềm năng của mình.

Ví dụ, để cung cấp thông tin về món mới đến khách hàng và thuyết phục họ mua nó, McDonald sử dụng kết hợp các hình thức sau:

  • Chạy quảng cáo
  • Chương trình khuyến mãi
  • Public Relations
  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Chạy quảng cáo là một trong những chiến thuật đáng chú ý nhất của McDonald. Không chỉ sử dụng TV, tờ rơi in ấn, McDonald còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác để truyền đi thông điệp quảng cáo của mình.

VD: McDonald cung cấp phiếu giảm giá và tặng quà kèm theo cho một số sản phẩm nhất định để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.

Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald McDonald House cũng giúp tăng giá trị thương hiệu.

Đôi khi, McDonald cũng marketing trực tiếp tại các tham dự vào các sự kiện cộng đồng, bữa tiệc lớn, …

Giá cả (Pricing)

Với mục tiêu tối đa lợi nhuận và số lượng hàng được bán đi, McDonald sử dụng kết hợp các chiến lược về giá cả như sau:

  • Định giá theo gói (bundle pricing)
  • Định giá theo tâm lý

Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald cung cấp các combo món ăn được giảm giá nhiều hơn so với việc mua riêng từng món.

Ví dụ, khách hàng có thể chọn lựa combo Happy Meal gồm gà rán, burger, nước ngọt để tiết kiệm chi phí.

Mặt khác, chiến thuật định gía theo tâm lý với 99.000đ thay vì làm tròn sang 100.000đ, cũng giúp người tiêu dùng mua thức ăn nhiều hơn.

Lời kết:

Trong bài viết này, tôi đã đi rất chi tiết tất cả những thông tin bạn cần biết về 4P trong marketing để giúp bạn hiểu rõ nhất có thể về mô hình marketing mix lẫn cả cách áp dụng nó trong chiến dịch marketing & kinh doanh của mình.

Suy nghĩ của bạn là gì? Hãy cho tôi biết cách bạn đã áp dụng mô hình này và thành công ra sao nhé!

Chúc bạn thành công!

Nguồn : gtvseo.com

CÔNG TY TNHH HBMEDIA – HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 – Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 6253 8332
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Chăm sóc khách hàng : 0933 534 039
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *